Có quá nhiều thông tin về thời kỳ ăn dặm của bé mà mẹ có thể tham khảo trên mạng. Tuy nhiên vì được tiếp cận với rất nhiều thông tin nên nhiều mẹ hoang mang, không biết trẻ ăn dặm như thế nào là tốt?
Cho bé ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều
Trong thời kỳ đầu trẻ mới tập làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ có một nguyên tắc bất biến là đi từ thức ăn lỏng đến đặc, ít đến nhiều. Khi mới bắt đầu, hãy cho bé ăn những món mềm, lỏng và dễ tiêu hóa sau đó mới tăng dần độ đặc, độ thô theo từng tháng tuổi.
Mẹ cũng nên cho bé ăn từ ít đến nhiều để xem phản ứng của con thế nào rồi từ từ mới tăng dần lượng thức ăn. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn từ những thực phẩm lành tính không có tính dị ứng trước, sau đó thử những đồ ăn khác từng chút một sau đó.
Cho ăn đúng thời điểm
Bé bắt đầu ăn dặm lúc nào là tùy vào nhu cầu và sự phát triển của từng bé tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất là khi bé từ 5,5 đến 6 tháng.
Vậy trong thời kỳ đầu trẻ ăn dặm như thế nào là tốt? Cách cho bé ăn dặm đúng cách vào những ngày đầu tiên là 1 cữ trong ngày.
Thời điểm thích hợp là vào buổi sáng hoặc trưa. Kể từ tháng thứ 8 trở đi, bạn nên tăng dần 2 cữ trong ngày, đến tháng thứ 11 thì 3 cữ.
Mẹ cũng nên duy trì nguồn sữa mẹ cho bé song song với việc ăn dặm.
Đa dạng thực đơn cho bé ăn dặm
Bé sẽ yêu thích thời kỳ ăn dặm hơn nếu mẹ xây dựng một thực đơn đa dạng cho bé. Ban đầu, nên cho bé thử qua nhiều loại thực phẩm và mẹ để ý xem bé thích loại thực phẩm nào. Tuy nhiên cũng không nên chỉ ưu tiên 1 loại thực phẩm mà bạn cần khuyến khích để bé thích ăn nhiều thứ khác. Đa dạng thực đơn cũng là cách bổ sung cho bé nhiều dưỡng chất cần thiết.
Lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm
Dù áp dụng theo phương pháp ăn dặm nào và chế biến các món ăn cho bé theo từng tháng tuổi thì mẹ cũng cần bổ sung các loại thực phẩm trong 4 nhóm chính là:
1.Nhóm bột đường
Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với các dạng bột gạo hoặc bột ngũ cốc trộn với sữa. Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mẹ có thể dùng gạo tẻ nấu cháo loãng cho bé. Khi bé đã dần quen có thể thay thế các món bún, phở… để tăng khẩu vị và giúp bé không nhàm chán.
Nhóm bột đường
2.Nhóm chất béo
Đây là chất rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Chất béo tham gia cấu tạo nên cấu trúc các tế bào, điều phối các hoạt động cơ thể. Đặc biệt chúng còn góp mặt vào hệ thần kinh, hỗ trợ trí não hoạt động tốt. Ngoài ra chất béo còn là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu.
Các loại dầu thực vật như đậu nành, dầu mè hoặc ô liu sẽ là nguồn cung cấp chất béo mà mẹ nên bổ sung vào thời kỳ ăn dặm của bé. Khi chế biến đồ ăn mẹ nên khéo léo cho lượng chất béo vừa phải để con vừa hấp thu đủ mà không sợ béo phì, tăng cân.
Nhóm chất béo
3.Nhóm chất xơ và vitamin
Khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn nên cho khoảng 1 thìa rau củ bởi đây là nguồn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời những loại rau củ này sẽ có vị ngọt thanh như sữa mẹ vì thế bé sẽ dễ tiếp nhận hơn. Sau đó, từ từ tăng dần lên 2 – 3 thìa vào 1 bát bột hoặc cháo. Mẹ không nên cho bé ăn nhiều quá hoặc ít quá để giúp bé tiêu hóa tốt. Mẹ cũng nên giới thiệu nhiều loại rau củ để bé có thể tập làm quen với nhiều mùi vị hơn.
Nhóm chất xơ và vitamin
Đọc thêm:
>>> Giai đoạn đầu tiên bé ăn dặm nên ăn gì?
>>> Mẹ cần chuẩn bị những gì để bắt đầu cho bé ăn dặm
>>> Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày