Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo từng tháng tuổi

Ăn dặm là khoảng thời gian quan trọng nhất trong những tháng đầu đời của bé, nó đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của mỗi đứa trẻ. Và việc sắp xếp bảng thời gian cho bé ăn dặm sao cho khoa học và hợp lý sẽ là tiền đề để bé được khỏe mạnh và hấp thụ nguồn dinh dưỡng tốt hơn.

Nên cho bé ăn dặm vào thời gian nào trong ngày?

Từ tháng thứ 6 trở đi, bé đã bắt đầu ăn dặm, trong giai đoạn này tất cả các ông bố, bà mẹ đều có chung câu hỏi nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày, số lượng bao nhiêu là hợp lý. Đây là tâm lý chung của tất cả những người lần đầu làm cha mẹ, mong muốn mang đến cho con mình những điều tốt đẹp nhất.

Tuy đã ăn dặm nhưng bé vẫn cần phải bú sữa mẹ, chính vì thế các mẹ không nên quá cứng nhắc và căng thẳng khi cho bé ăn dặm. Chỉ cần ghi nhớ không nên cho bé ăn 2 bữa quá gần nhau và lượng thức ăn phải phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của bé, không nên ép bé ăn khi bé không muốn nữa, như vậy sẽ chỉ làm bé thêm sợ hãi và bỏ ăn.

Nên xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày 
Nên xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Đặc biệt, không nên lấy nước hầm từ xương hoặc các loại củ quả để pha sữa, pha bột cho trẻ. Nhiều mẹ sẽ nghĩ làm như vậy sẽ giúp bổ sung canxi cho xương của bé cứng cáp hơn, nhưng trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại, cách làm này sẽ khiến cấu trúc dinh dưỡng của sữa được nghiên cứu từ trước bị phá vỡ và sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.

Nếu muốn biết nên cho bé ăn vào buổi nào trong ngày, trước tiêu bạn cần phải biết được thời gian cơ thể bé có thể tiêu hóa hết các loại thực phẩm. Từ đó mới có thể lên được bảng biểu khoa học và hợp lý.

Cụ thể:

  • + Thời gian tiêu hóa sữa mẹ từ 1-2 giờ, còn đối với sữa công thức là khoảng 2-3 giờ
  • + Các loại đồ ăn nhẹ mất 3-4 giờ để tiêu hóa hoàn toàn.
  • + Đồ ăn thông thường khoảng 4-5 giờ sẽ tiêu hóa hết.
  • + Đồ ăn có dầu mỡ mất khoảng 5-6 giờ để tiêu hóa.

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày chi tiết nhất

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, cách ăn và thời gian ăn dặm của bé trong ngày cũng có nhiều sự khác biệt, do đó các mẹ cần phải dựa vào điều này để có thể tính toán sao cho hợp lý nhất.

Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ càng tăng lên
Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ càng tăng lên

Bảng thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Đây là thời gian bé bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột hoặc cháo loãng 1 lần trong ngày. Khi bé đã quen và thích ứng thì có thể tăng lượng thức ăn và thời gian ăn lên 2-3 lần trong ngày.

Ở tuần đầu tiên, mẹ có thể cho bé ăn dặm vào buổi sáng vì lúc này bé mới ngủ dậy bé đủ tỉnh táo cũng như dạ dày đang ở trạng thái rộng có thể khiến bé sẽ hào hứng hơn ở các buổi còn lại vẫn bú mẹ hoặc bú sữa công thức như bình thường.

Các tuần tiếp theo lịch ăn dặm không có nhiều sự khác biệt, nhưng cần tăng lượng sữa bé bú và lượng ăn dặm lên nếu bé có nhu cầu ăn nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo cho bé phải ngủ đủ giấc để trí não được phát triển toàn diện.

Bảng thời gian ăn dặm cho bé 7-8  tháng tuổi

Ở tháng thứ 7, ngoài các loại rau củ, thịt mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại hải sản. Lưu ý thực đơn cả tuần vẫn phải có đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Thời điểm này, mẹ có thể cho bé ăn dặm vào giữa buổi trưa và buổi tối, xen kẽ với ăn nhẹ và bú sữa.

 Cho bé ăn dặm đúng thời gian và định lượng sẽ giúp bé hấp thụ dưỡng chất nhanh chóng
 Cho bé ăn dặm đúng thời gian và định lượng sẽ giúp bé hấp thụ dưỡng chất nhanh chóng

Bảng thời gian ăn dặm cho bé 9-10 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho bé tuy nhiên bé sắp bước sang giai đoạn cần hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn từ thức ăn, bé cần làm quen với việc ăn nhiều bữa hơn trong ngày và bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày phải đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và  bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Ngoài ra, thay vì xay nhuyễn hoặc ăn bột loãng, bé đã có thể ăn được cơm nát và cháo hạt mẹ cũng sẽ dễ dàng trong việc chế biến thức ăn cho bé hơn.

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày giữa các tháng không có quá nhiều sự khác biệt. Mẹ chỉ cần tăng lượng khẩu phần ăn dặm dần lên cho bé để bé có đủ dưỡng chất nuôi cơ thể, từ đó bé khỏe mạnh và phát triển nhanh chóng.

Bạn có biết:

>>> Chuẩn bị những gì để bắt đầu cho bé ăn dặm

>>> Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm tại nhà

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status