Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu là triệu chứng thường gặp, khiến cơ thể dễ dàng bị chảy máu khi gặp tác động nhẹ. Vì sao hiện tượng này xảy ra, dấu hiệu là gì, cách khắc phục ra sao? Hãy để chuyên gia giải đáp giúp bạn nhé.
Vì sao sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu?
Số lượng tiểu cầu giảm khi mắc sốt xuất huyết làm cơ thể người bệnh mất khả năng đông máu và không thể chống lại các nhiễm trùng trong cơ thể.
Giảm tiểu cầu được xem là một trong những tiêu chí quan trọng giúp đánh giá mức độ nghiêm trong của bệnh. Số lượng tiểu cầu dưới 150.000/mm3 (< 150 G/L) được coi là bị giảm.
Nguyên nhân tiểu cầu giảm khi bị sốt xuất huyết là do tủy xương bị ức chế, trong khi đó tủy xương thực hiện nhiệm vụ chính là sản xuất tiểu cầu. Bên cạnh đó, các tế bào máu bị ảnh hưởng bởi virus gây tổn thương tiểu cầu cũng khiến chúng bị giảm. Nguyên nhân cuối cùng là do các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn bị sốt xuất huyết đã phá hủy một số lượng lớn tiểu cầu.
Da bầm tím là dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
Triệu chứng giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây ra một vài triệu chứng điển hình. Đây là dấu hiệu cơ bản để người bệnh đối chiếu với tình trạng bệnh của mình:
+ Da bị bầm tím, xuất hiện các chấm xuất huyết, đó là những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào, thường ở nách, ngực, cẳng chân, cẳng tay, thắt lưng…
+ Người bệnh bị nổi mề đay.
+ Người bệnh bị chảy máu cam (máu mũi) hoặc nướu răng.
+ Tình trạng chảy máu không dứt từ vết thương, ngay cả khi vết thương đã xuất hiện từ lâu.
+ Kinh nguyệt ra nhiều.
+ Trực tràng bị chảy máu.
+ Máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.
+ Cơ thể mệt mỏi.
Với những trường hợp sốt xuất huyết giảm tiểu cầu xuống mức thấp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy máu bên trong cơ thể với triệu chứng nội tạng bị chảy máu. Trường hợp này rất nguy hiểm, cần sớm nhận biết để tìm cách khắc phục.
Hiện tượng giảm tiểu cầu rất nguy hiểm
+ Máu lẫn trong nước tiểu, phân.
+ Khi nôn dịch nôn ra có màu đen.
+ Suy hô hấp.
+ Suy tim, gan và các cơ quan khác.
+ Tinh thần và ý thức bị thay đổi, trở nên suy yếu.
+ Nôn mửa liên tục, khi lượng tiểu cầu thấp, hồng cầu tăng cao người bệnh có nguy cơ xảy ra biến chứng suy nội tạng, thậm chí tử vong.
Đọc thêm: Bị sốt xuất huyết mấy ngày khỏi?
Cách khắc phục giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
Có rất nhiều cách để tăng số lượng tiểu cầu, trong đó sử dụng các nguồn nguyên liệu thực phẩm tự nhiên là phương pháp an toàn, hiệu quả, thay vì phải sử dụng thuốc.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, người bệnh nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm sau:
Tăng cường vitamin C để tăng tiểu cầu
Thực phẩm giàu vitamin C
Đây là nguồn thực phẩm có tính chất oxy hóa, vì vậy có tác dụng tăng lượng tiểu cầu. Mỗi ngày người bệnh nên bổ sung từ 400-2000mg vitamin C thông qua các loại thực phẩm như: cam, súp lơ xanh, rau bina…
Thực phẩm giàu chất chống viêm và chất chống oxy hóa
Rau, đậu hữu cơ, ngũ cốc nguyên hạt… là những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ sản xuất máu, làm vô hiệu hóa các gốc tự do, từ đó giúp tăng số lượng tiểu huyết cầu.
Thực phẩm giàu folate
Folate rất cần thiết cho sự phân chia tế bào trong cơ thể, thiếu hụt folate có thể làm giảm lượng tiểu cầu trong máu khi bị sốt xuất hiện. Các thực phẩm giàu folate bao gồm: ngũ cốc, măng tây, rau bina, cam…
Omega-3 giúp tăng tiểu cầu trong máu
Thực phẩm giàu axit béo omega-3
Rau bina, óc chó, hạt lanh, cá… là những thực phẩm giàu omega-3 giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu
Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K rất cần thiết cho sự tăng trường các tế bào tiểu cầu thay thế các tế bào đã mất đi trong quá trình bị bệnh sốt xuất huyết. Thực phẩm chứa nhiều vitamin K là: trứng, cải xoăn, gan…
Thực phẩm giàu vitamin A
Bí đỏ, cà rốt, khoai lang… là những thực phẩm giàu vitamin A người bệnh sốt xuất huyết nên tăng cường, vì chúng có tác dụng giữ cho tiểu cầu khỏe mạnh, hình thành protein trong cơ thể để tham gia quá trình phân chia và tăng trưởng tế bào.
Thực phẩm giàu vitamin B12
Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu hãy tăng cường bằng cách tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin B12 như: cá hồi, thịt gà, thịt bò, cá ngừ…
Thực phẩm giàu axit amin
Axit amin giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo tiểu cầu, có lợi cho quá trình tạo huyết khối, đó cũng là lúc cơ thể sản xuất các tế bào máu mới.
Tham khảo: