Bệnh chàm sữa (viêm da cơ địa thể chàm) là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 tháng tuổi tới 36 tháng tuổi. Khi mắc chàm sữa trẻ thường có biểu hiện nổi mẩn đỏ, mụn nước li ti, ngứa ngáy, ở giai đoạn cuối mụn thường vỡ và chảy dịch sau đó đóng vảy khô gây khó chịu cho bé.
Theo thống kê, có đến 20% trẻ sau sinh là “nạn nhân” của bệnh chàm sữa. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, bệnh chàm sữa có liên quan mật thiết đến yếu tố dị ứng và cơ địa dị ứng. Mặc dù không lây nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng bệnh lại dễ tái phát nhiều lần, khó chữa trị dứt điểm, thậm chí nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời có thể tiến triển thành chàm thể tạng khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, nguy cơ để lại sẹo gây mất thẩm mĩ.
Rất nhiều cha mẹ cho rằng chàm sữa ở trẻ chỉ xuất hiện vào giai đoạn giao mùa từ thu sang đông khi thời tiết hanh khô, mưa gió rét, mà không biết rằng đây là bệnh viêm da mạn tính có thể xuất hiện quanh năm
Nguyên nhân gây bệnh là lí do khiến chàm sữa ở trẻ dễ tái đi tái lại, khó chữa trị dứt điểm và gây nhiều biến chứng. Bác sĩ Thư cũng khẳng định, dù chàm sữa rất “ngang” nhưng đã có biện pháp “khắc chế” bệnh lý này.
Bệnh chàm khô ở trẻ em thực sự là cơn ác mộng với nhiều bà mẹ bỉm sữa bởi khả năng tái đi tái lại nhiều lần và những phức tạp mà bệnh lý này gây ra trong quá trình điều trị. Vậy cần làm gì khi bé bị chàm khô?
Nếu xuất hiện 3 dấu hiệu này chứng tỏ trẻ bị chàm sữa - một bệnh ngoài da dễ mắc, khó chữa và thường xuyên tái phát. Bé cần được cha mẹ chữa ngay bằng những phương pháp an toàn và hiệu quả.