Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh thủy đậu. Một chế độ ăn giàu dưỡng chất, hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa virus lây lan, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhẹ tình trạng bệnh, ngược lại ăn phải những thực phẩm cấm kỵ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ. Đó là lí do rất nhiều người thắc mắc bệnh thủy đậu kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi hơn?
Là một trong những bệnh lý thường gặp vào mùa xuân và thu đông, thủy đậu có tính lây lan và có thể để lại những hậu quả khôn lường với sức khỏe của trẻ nếu điều trị sai cách. Đặc biệt, một chế độ ăn uống không hợp lý cũng là tác nhân kích thích vết loét, làm chậm quá trình lành vết thương và thậm chí tiếp tay cho bệnh nặng hơn, gây viêm nhiễm khiến trẻ đau đớn, khó chịu và kéo dài thời gian điều trị. Dưới đây là những thực phẩm không nên ăn khi trẻ đang mắc thủy đậu ăn, cha mẹ nên nắm rõ để tránh “phạm úy” và gây khó khăn trong chữa trị.
Cần chú trọng chế độ ăn của trẻ bị thủy đậu
1. Thực phẩm làm từ bơ sữa
Gồm các nhóm thực phẩm như sữa, phô mai, kem, bơ, sữa bò tươi, sữa nguyên kem… Đây đều là những món ăn giàu dưỡng chất và là món khoái khẩu của nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ đang bị thủy đậu thì cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn nhóm thực phẩm này vì sẽ làm cho da tiết nhiều dầu hơn, gây khó khăn và làm chậm quá trình điều trị bệnh.
2. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Nghe có vẻ khoa học nhưng hiểu đơn giản thì thịt và các thực phẩm giàu chất béo bão hòa cao gồm thịt bò, thịt heo, thịt cừu hay các loại thịt chế biến sẵn (thịt nguội, thịt hộp, xúc xích) và các loại nước xốt, dầu ăn để trộn salad (Mayonnaise, bơ động vật, dầu dừa…).
Cũng giống các sản phẩm làm từ bơ sữa, nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn chất béo, ăn ngon miệng nhưng khó tiêu hóa chưa kể còn làm thúc đẩy gây viêm, khiến tình trạng phát ban ở trẻ tồi tệ hơn, làm chậm quá trình hồi phục ở trẻ. Đó là lí do cha mẹ không nên cho trẻ an nhóm thực phẩm này khi đang bị thủy đậu.
Thịt nguội, xúc xích không tốt cho trẻ bị thủy đậu
3. Thức ăn cay, nóng, mặn
Là “thủ phạm” gây kích ứng khiến các vết loét trong khoang miệng và cổ họng của trẻ bị thủy đậu trầm trọng hơn nên cha mẹ cần loại bỏ nhóm thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Có thể kể đến các thực phẩm cay nóng mặn gồm có: các món canh, hầm có nêm nhiều muối, nước ép rau củ, súp, cháo, đồ ăn có bỏ ớt, hạ tiêu, gừng, cà ri…
Không chỉ riêng trẻ bị thủy đậu, bình thường cũng không nên cho trẻ ăn các thực phẩm cay, nóng, mặn vì không tốt cho sức khỏe hại gan, thận, dạ dày…
4. Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm đã qua chế biến như ngũ cốc, bánh quy, bánh mì, khoai tây chiên. Đây là loại chất béo nhân tạo gây khó khăn trong hấp thụ và gia tăng nguy cơ mắc tim mạch ở trẻ, làm tăng tình trạng viêm, ảnh hưởng đến mức độ hồi phục của trẻ bị thủy đậu nên cha mẹ cần để bé tránh xa các thực phẩm này.
Trẻ bị thủy đậu nên tránh xa khoai tây chiên
Muốn xác minh thực phẩm nào có chứa chất béo chuyển hóa, bạn chỉ cần xem nhãn trên bao bì và tìm dòng chữ “chất béo diglyceride” hoặc “chất béo chuyển hóa đơn”. Nếu nhìn thấy cụm từ này cha mẹ đừng “cố đấm ăn xôi” để rước về nhé, rất không tốt cho bé yêu nhà bạn.
5. Thực phẩm arginine
Bị thủy đậu kiêng ăn gì? Câu trả lời là kiêng thực phẩm chứa arginine. Arginine được biết đến là một axit amin được chứng minh giúp virus sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi vậy, nếu không muốn tình trạng thủy đậu của trẻ nghiêm trọng và kéo dài, lâu khỏi hơn thì cha mẹ cần loại bỏ những thực phẩm chứa một lượng lớn arginin như nho khô, đậu phộng, socola, các loại hạt… trong thực đơn của trẻ.
Socola tuy ngon nhưng không tốt cho trẻ mắc thủy đậu
6. Hoa quả giàu vitamin C
Hoa quả giàu vitamin C có nhiều trong các loại quả có múi như cam, chanh, quýt giúp tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. Thế nhưng nó cũng chứa một lượng axit cao nên dễ gây kích ứng với những vết loét, làm chậm quá trình phục hồi.
Khi bị thủy đậu, trẻ cũng mọc nhiều mụn nước trong khoang miệng, cổ họng, ăn, uống nhiều hoa quả giàu vitamin C cũng khiến trẻ đau đớn, xót dữ dội, khóc nhiều hơn. Bên cạnh trái cây giàu vitamin C, bố mẹ cũng không nên cho trẻ ăn các thực phẩm có chứa axit xitric có trong kẹo ngậm, thuốc nhỏ cổ họng… vì chúng cũng gây những hệ quả tương tự như với hoa quả giàu vitamin C.
Với bài viết này chắc hẳn không còn cha mẹ thắc mắc trẻ bị thủy đậu kiêng ăn gì nữa rồi. Vậy khi trẻ bị thủy đậu thì nên ăn gì?
Thực tế cho thấy mắc thủy đậu khiến trẻ khó chịu, biếng ăn nên cha mẹ cần cho trẻ ăn các loại thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa dưới dạng lỏng, mềm như cháo đậu xanh, đậu đen, cháo gạo lứt, cháo kim ngân hoan, cháo cà rốt, cháo rau ngót…
Đọc thêm: