Cùng với việc nuôi con khỏe, dậy con ngoan thì câu hỏi được nhiều cha mẹ băn khoăn nhất là khi nào cho trẻ ăn dặm và đâu là kiểu ăn dặm tốt nhất cho bé.
Bé mấy tháng ăn dặm là thích hợp nhất
Rất nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng nguồn sữa mẹ là chưa đủ để bé có thể phát triển khỏe mạnh và cứng cáp nên đã cho bé ăn dặm từ rất sớm. Tuy nhiên các mẹ không biết rằng, việc cho trẻ ăn dặm quá muộn hoặc quá sớm đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì thế xác định thời điểm tập ăn dặm cho bé là cực kỳ quan trọng. Vậy nên cho trẻ ăn dặm khi nào?
Khi nào nên cho trẻ ăn dặm? Điều băn khoăn của nhiều bà mẹ.
Trong cơ thể con người men amylase đóng vai trò rất lớn trong việc tiêu hóa chất bột. Và trước 4 tháng tuổi cơ thể của các bé yêu sẽ không đủ loại men này. Nếu bạn cho trẻ ăn dặm vào thời điểm này thì rất dễ khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng,… và bú ít sữa đi.
Mặc dù trên 4 tháng tuổi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hơn tuy nhiên vẫn chưa là thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm. Bởi vì trước 6 tháng trẻ sẽ không hấp thụ được chất béo, protein và hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Thời điểm này mà cho bé ăn dặm dễ khiến bé có nguy cơ cao bị dị ứng thức ăn, suy thận và đặc biệt là gây hại cho hệ tiêu hóa của bé.
Mặt khác trong giai đoạn trước 6 tháng các bé sẽ bú mẹ hoàn toàn và có thể hấp thu tốt nhất các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Vì thế nếu cho ăn dặm quá sớm với những loại thực phẩm như ngũ cốc, rau, củ… rất có thể khả năng hấp thụ sắt trong sữa mẹ của bé sẽ giảm đi.
Nhưng nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn thì bé sẽ khó chấp nhận một loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Khó khăn trong việc tập ăn dặm trong khi nguồn sữa mẹ lại không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bé vậy thì rất có thể bé sẽ tăng trưởng chậm.
Đọc thêm: Trẻ ăn dặm như thế nào là tốt nhất
Xác định chính xác nên cho bé ăn dặm khi nào bằng những dấu hiệu từ bé
Trong 6 tháng đầu nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn là tốt nhất. Theo tổ chức y tế thế giới thì sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn hảo, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé trong giai đoạn đầu đời. Sữa mẹ sẽ giúp hệ miễn dịch của bé tăng cao và tránh nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Sữa mẹ rất quan trọng trong giai đoạn đầu đời chính vì thế các tổ chức y tế không khuyến khích cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn trước 6 tháng tuổi. Tuy nhiên mỗi em bé có tốc độ phát triển khác nhau. Bởi vậy, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau để xác định cho trẻ ăn dặm khi nào là thích hợp.
Khi nào cho trẻ ăn dặm?
Thông thường một em bé đến độ tuổi ăn dặm sẽ điều chỉnh số cữ bú mẹ và tăng khối lượng sữa mẹ vào mỗi cữ. Nếu bé của bạn vừa mới bú no nhưng vẫn có biểu hiện là đang đói thì có thể sữa mẹ đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu của bé nữa rồi. Bạn nên cân nhắc thêm thức ăn khác ngoài sữa mẹ cho bé nhé.
Khi bé thường xuyên có biểu hiện đói cũng là biểu hiện thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm.
Tham khảo: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo độ tuổi
Hãy tự kiểm tra
Khoảng 5 – 6 tháng tuổi khi mẹ bắt gặp ánh mắt của bé nhìn chằm chằm vào những thành viên trong gia đình đang ăn. Hoặc khi có cơ hội tiếp cận đồ ăn thì bé sẽ nhanh chóng đưa vào miệng ngay.
Rất có thể bé yêu của bạn đang có nhu cầu muốn ăn đấy và bạn có thể hoàn toàn có thể kiểm tra xem đây có phải là thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm không? Hãy thử đưa chiếc thìa có đồ ăn vào gần miệng của bé nếu bé cố gắng mở miệng có nghĩa là bé đang muốn ăn dặm.
Khi bé có thể ngồi được
Bạn sẽ rất dễ nhận biết bé ăn dặm khi nào là thích hợp nhất khi bé có thể ngồi. Bởi vì lúc này bé sẽ có thể kiểm soát được đầu và cổ. Lúc này bé sẽ có thể thuận tiện trong việc ăn uống để không bị nôn trớ nhiều.
Khi bé có thể ngồi lên được cũng là lúc bé sẵn sàng cho việc ăn dặm.
Có vô vàn dấu hiệu để nhận biết khi nào cho trẻ ăn dặm là thích hợp. Tuy nhiên hầu hết các bé chỉ có biểu hiện này trong thời điểm từ 4 – 6 tháng tuổi. Do đó, trước thời điểm này các mẹ không nên cho trẻ làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ nhé.
Đọc thêm:
>>> Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
>>> Cách chế biến khoai lang cho bé ăn dặm