Bệnh thủy đậu ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả từ chuyên gia

Thủy đậu hay trái rạ, phỏng rạ là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến vào mùa đông xuân. Đối tượng mắc có thể là bất cứ ai, nhưng thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Thủy đậu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, biết được nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh ở những giai đoạn đầu sẽ giúp cha mẹ nhanh chóng đưa ra phương pháp xử lý kịp thời, đồng thời ngăn ngừa bệnh lây lan.

Thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây nên bởi virus Varicella Zoster lây truyền chủ yếu qua đường không khí. Người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc phải những giọt nước bọt bắn ra từ người mắc thủy đậu khi ho, hắt hơi hoặc chảy mũi.

Thủy đậu xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ mắc phải nhất. Mùa đông xuân là thời điểm thích hợp để bệnh bùng phát.

Thủy đậu khởi phát do virus Varicella Zoster
Thủy đậu khởi phát do virus Varicella Zoster

Nguyên nhân gây bệnh

Varicella Zoster được cho là virus gây nên bệnh thủy đậu. Chúng có hình khối cầu với kích thước từ 150-200nm, có thể tồn tại được vài ngày trong vảy thủy đậu nhưng dễ dàng bị tiêu diệt bởi thuốc sát khuẩn thông thường.

Virus Varicella Zoster xâm nhập vào cơ thể thông qua niêm mạc đường hô hấp trên, sau đó nhân lên tại chỗ gây nhiễm virus huyết tiên phát, rồi lại tiếp tục nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô gây nhiễm virus huyết thứ phát, cuối cùng lan tràn đến da và niêm mạc. Đặc biệt, Virus Varicella Zoster khi gây bệnh lần đầu tiên vẫn có khả năng “ngủ lại” trong cơ thể và sẵn sàng hoạt động trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi.

>>> Bị thủy đậu bao lâu thì hết lây nhiễm?

Dấu hiệu nhận biết

Theo nghiên cứu dịch tễ, thủy đậu tiến triển qua 4 giai đoạn với những dấu hiệu khác nhau, cụ thể là:

Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 10-20 ngày. Lúc này người bệnh hầu như không có bất cứ dấu hiệu gì, vì vậy rất khó để nhận biết đã mắc bệnh hay chưa.

Giai đoạn 2: Khởi phát

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Đi kèm với đó là cơ thể trẻ nổi những nốt phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24-48 giờ đầu. Cá biệt có trường hợp nổi hạch sau tai kèm theo viêm họng.

Thủy đậu tiến triển qua 4 giai đoạn với những dấu hiệu khác nhau
Thủy đậu tiến triển qua 4 giai đoạn với những dấu hiệu khác nhau

Giai đoạn 3: Toàn phát

Những dấu hiệu bắt đầu rõ ràng hơn khi trẻ bị sốt cao, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu và đau cơ. Lúc này các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn với đường kính từ 1-3mm nổi kín cơ thể gây ngứa rát rất khó chịu. Với những trường hợp mụn nước bị nhiễm trùng sẽ có kích thước to lớn, dịch bên trong màu đục do chứa mủ.

Giai đoạn 4: Hồi phục

Thời gian phát bệnh kéo dài từ 7-10 ngày sau đó mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy. Đó là báo hiệu bệnh thủy đậu dần hồi phục. Ở giai đoạn này trẻ cần được chú trọng vệ sinh các vết thủy đậu để tránh nhiễm trùng, kết hợp với các sản phẩm trị sẹo thâm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đọc thêm: Thời gian ủ bệnh thủy đậu là bao lâu?

Chuyên gia mách cách điều trị thủy đậu ở trẻ an toàn, hiệu quả

Theo các chuyên gia, bệnh thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, vì vậy các loại thuốc hiện thời chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, thủy đậu là bệnh ngoài da lành tính nên cha mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ gặp phải biến chứng cần điều trị nội trú tại bệnh viện theo phác đồ của bác sĩ.

Theo đó, khi điều trị tại nhà cho trẻ, cha mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

+ Mặc cho trẻ quần áo rộng rãi với chất liệu mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi và tránh làm vỡ các nốt mụn.

+ Nơi ở của trẻ cần thoáng đãng và tránh nhiều gió.

 + Không để trẻ cào gãi lên các nốt mụn thủy đậu để tránh làm vỡ khiến dịch lây lan nhiều hơn.

+ Thường xuyên vệ sinh các nốt mụn của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn. Nhẹ nhàng vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm pha với Bột tắm Nhân Hưng giúp tăng khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa, giúp các nốt mụn nhanh chóng se lại, rút ngắn thời gian điều trị.

+ Hạn chế để trẻ tiếp xúc nhiều người tránh lây truyền bệnh.

+ Khi có những dấu hiệu của biến chứng do thủy đậu gây ra cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời điều trị.

Trong quá trình điều trị, các quan niệm sai lầm như: kiêng tắm, kiêng ăn, kiêng gió, trùm kín người, tắm hay uống nước gốc rạ… cần được loại bỏ, nếu áp dụng sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng, bệnh càng thêm nghiêm trọng.

Xanh-Methylen được sử dụng phổ biến trong điều trị thủy đậu
Xanh-Methylen được sử dụng phổ biến trong điều trị thủy đậu

Khi sử dụng thuốc điều trị thủy đậu cho trẻ cần chú ý:

+ Khi mụn chưa vỡ cha mẹ nên dùng thuốc tím để bôi lên mụn tăng khả năng kháng viêm và ngăn ngừa sẹo.

+ Khi mụn đã vỡ ra có thể dùng dung dịch Xanh-Methylen bôi lên, tuyệt đối không sử dụng thuốc bôi dạng mỡ hay thuốc đỏ.

+ Để giảm ngứa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ có thai, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc có chứa phenol.

Cách phòng ngừa thủy đậu ở trẻ

+ Hiện nay cách phòng ngừa thủy đậu ở trẻ hiệu quả nhất đó là tiêm vaccine. Với trẻ từ 1-12 tuổi cần tiêm 1 liều duy nhất 0,5ml, trẻ từ 13 tuổi trở lên cần tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 6-10 tuần.

Trước khi tiêm vaccine thủy đậu cha mẹ cần chú ý: Không tiêm vaccine thủy đậu khi trẻ đang sốt hoặc bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Trẻ mẫn cảm với các thành phần của vaccine và bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh.

+ Vào thời kỳ dịch bệnh bùng phát, cha mẹ không nên để trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nơi có nguy cơ lây nhiễm cao. Trong trường hợp bắt buộc đến những nơi đó cần đeo khẩu trang cho trẻ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.

+ Đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

Chế độ ăn “chuẩn” cho trẻ mắc thủy đậu

Thực phẩm nên kiêng

+ Khi chăm sóc trẻ mắc thủy đậu cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn quá bổ dưỡng.

+ Thức ăn cay nóng như gừng, tỏi, ớt, quế, hạt tiêu… cũng cần kiêng tuyệt đối.

+ Không nên để trẻ ăn thịt chó, thụt gà, các loại hải sản…

+ Các loại trái cây có tính nóng như: nhãn, vải, đào, mận…

Thực phẩm nên ăn

+ Bổ sung các loại rau tươi và trái cây tươi chứa nhiều vitamin A, C, Bio-flavonoid giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ như: cải bắp, cà rốt, rau bina, cà chua, dưa chuột…

+ Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Nên ưu tiên các loại nước ép trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng như: nước cam, nước ép cà rốt, dưa hấu, kiwi…

+ Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, khoai tây nghiền, nước canh…

Tham khảo:

>>> Bị thủy đậu rồi có bị lại không?

>>> Bị thủy đậu tắm lá gì cho nhanh khỏi bệnh

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status