Bị thủy đậu tắm lá gì? Dùng lá tắm chữa bệnh thủy đậu có nhanh khỏi và ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo hay không? Đây là những thắc mắc thường gặp của người bệnh khi cố gắng tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.
Những loại lá tắm tốt cho người bị thủy đậu
Bị thủy đậu kiêng nước là quan niệm hoàn toàn sai lầm của người Việt. Cha mẹ cứ tưởng tượng, nếu cơ thể mấy ngày liền không được vệ sinh, trời thì nắng nóng oi bức, mồ hôi chảy ròng ròng, trẻ không được vệ sinh thì đó chính là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Với những trẻ bị thủy đậu, điều này càng trở lên trầm trọng, virus không những không mất đi mà còn phát triển nhanh đến chóng mặt khi gặp cơ thể “bẩn”. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong điều trị bệnh thủy đậu là cần giữ cho thân thể luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Bị thủy đậu tắm lá gì là thắc mắc của nhiều người
Bị thủy đậu tắm nước lá gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, với những cha mẹ có con nhỏ bị thủy đậu câu hỏi này càng trở lên cấp thiết, vì nghe đâu dùng lá tắm từ thảo dược thiên nhiên sẽ an toàn và lành tính cho làn da bé hơn mấy loại thuốc kháng sinh.
Ở khía cạnh nào đó, lá tắm dân gian giúp đem lại hiệu quả tốt cho người mắc bệnh thủy đậu. Vì vậy, người bệnh có thể tham khảo các loại lá tắm sau:
Lá kinh giới
Theo đông y, lá kinh giới được cho là có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm khô nhanh vết mụn trên da, vì vậy người mắc bệnh thủy đậu có thể dùng lá này để vệ sinh vùng da bị bệnh.
Tắm nước lá kinh giới giúp chống viêm, kháng khuẩn, làm khô nhanh nốt mụn thủy đậu
Cách thực hiện như sau: Lấy một nắm lá kinh giới rửa sạch, đổ vào nồi đun sôi trong 30 phút, sau đó pha thêm nước nguội cho bớt nóng rồi dùng khăn mềm lau hoặc tắm nhẹ nhàng lên vùng da bị thủy đậu.
Lá sầu đâu
Nếu người bệnh băn khoăn bị thủy đậu tắm lá gì thì lá sầu đâu là lựa chọn tối ưu. Lá sầu đâu có tác dụng làm lành các tổn thương trên da, đồng thời giảm ngứa hiệu quả, từ đó thúc đẩy quá trình mọc da non tại các nốt phỏng dạ.
Tắm nước lá sầu đâu chữa thủy đậu hiệu quả
Cách thực hiện: Lấy 300g lá sầu đâu, rửa sạch, đun sôi với nước trong 30 phút, sau đó pha với nước nguội dùng để tắm hàng ngày.
Lá tre
Cây tre rất quen thuộc với người Việt, tre càng trở lên thân thiết hơn khi có tác dụng chữa bệnh thủy đậu rất tốt. Trong lá tre có chứa hàm lượng chlorophyll, choline… silica, được y học nghiên cứu có tác dụng phục hồi mô liên kết ở những vùng da bị tổn thương, đồng thời giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da.
Tắm nước Lá tre
Để chế biến lá tre, người bệnh rửa sạch lá, đun sôi cùng 3 lít nước sau đó pha với nước nguội để tắm hàng ngày.
Hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc vạn thọ có tác dụng giảm ngứa, làm các nốt phỏng nước của thủy đậu nhanh xẹp và mau lành hơn.
Người bệnh dùng 100g hoa cúc vạn thọ, đun sôi cùng 3 lít nước sau đó dùng nước này pha thêm với nước nguội để tắm hàng ngày sẽ đem lại hiệu quả cao.
Đọc thêm: >>> Bị thủy đậu rồi có bị lại không?
Lưu ý khi dùng lá tắm chữa thủy đậu
Mặc dù lá tắm dân gian là nguyên liệu tự nhiên, có độ an toàn và lành tính cao hơn các loại thuốc, tuy nhiên khi dùng lá tắm chữa thủy đậu người bệnh cần lưu ý những điều sau:
+ Lựa chọn lá tắm có nguồn gốc rõ ràng, lá tắm trước khi đun cần được sơ chế kỹ để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, trứng côn trùng để tránh hiện tượng kích ứng, nhiễm trùng xảy ra.
+ Khi tắm nên dùng khăn lau nhẹ nhàng những vùng da bị mụn, không được chà xát mạnh khiến các nốt mụn vỡ ra, gây viêm và để lại sẹo.
Lá tắm cần được sơ chế kỹ càng để loại bỏ vi khuẩn, trứng côn trùng
+ Khi thấy có hiện tượng da bị viêm nhiễm không nên tắm lá vì sẽ khiến bệnh nặng thêm.
+ Rất nhiều trường hợp bị kích ứng, nhiễm trùng da do bị dùng lá tắm vì vậy người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng. Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên dùng các sản phẩm bột tắm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, không chứa corticoid, vừa đảm bảo lành tính, vừa giúp tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa… Trong đó, Bột tắm Nhân Hưng là lựa chọn sáng suốt.
+ Ngoài tắm lá, người bệnh cần tuân thủ chế độ kiêng khem nghiêm ngặt như: Không đến nơi đông người, không ăn thực phẩm tanh, hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nếp… nhằm thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh.
TÌM HIỂU:
>>> Bị thủy đậu có ăn được cá không? - cần kiêng những thực phẩm gì