Xét nghiệm máu để tìm ra virus gây bệnh sốt xuất huyết là việc làm bắt buộc. Tuy nhiên, người bệnh cần nắm được sốt xuất huyết xét nghiệm máu khi nào để chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị bệnh.
Sốt xuất huyết xét nghiệm máu khi nào?
Hiện nay chưa có vắc xin điều trị bệnh sốt xuất huyết, do đó phát hiện bệnh kịp thời là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tiến trình điều trị. Xét nghiệm sốt xuất huyết cần được tiến hành càng sớm càng tốt để tìm ra virus Dengue gây bệnh.
Mặt khác, ở giai đoạn đầu triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết gần giống với các bệnh lý khác như sởi, sốt phát ban, rubella… do đó, việc xét nghiệm máu sẽ giúp người bệnh chẩn đoán chính xác bệnh để kịp thời đưa ra phác đồ trị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Khi người bệnh có các dấu hiệu của bệnh sẽ được chỉ định làm xét nghiệm
Sốt xuất huyết xét nghiệm máu khi nào? Đó là khi cơ thể người bệnh xuất hiện các dấu hiệu và triệu trứng nghi ngờ nhiễm bệnh như sau:
+ Ở giai đoạn đầu người bệnh liên tục sốt cao từ 38-40 độ, thời gian kéo dài khoảng 1 tuần, rất khó để hạ sốt vào thời điểm này, người bệnh cần dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ.
+ Người bệnh có dấu hiệu đau đầu, mỏi các cơ, đau khớp, đau nhức vùng trán và hốc mắt.
+ Trên da nổi những nốt đỏ li ti giống như phát ban, kèm theo buồn nôn, nôn.
+ Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện hiện tượng xuất huyết chảy máu dẫn tới tổn thương các hạch bạch huyết, mạch máu gây chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, xuất huyết dưới da…
+ Trên da xuất hiện các vết bầm tím kèm theo đau đầu, sốt cao, cơ thể mệt mỏi.
Đọc thêm: Sốt xuất huyết có nên truyền nước không?
Xét nghiệm sốt xuất huyết gồm những gì?
Với những phân tích ở trên chắc bạn đã biết sốt xuất huyết xét nghiệm máu khi nào rồi đúng không? Để có cơ sở đầy đủ trong việc chẩn đoán bệnh, bạn nên thực hiện các xét nghiệm sau:
+ Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1: Thực hiện trong 3 ngày đầu khi nghi ngờ nhiễm bệnh, sau 3 ngày nồng độ NS1 đã có sự giảm thấp nên dễ cho kết quả âm tính giả.
Nhiều xét nghiệm sốt xuất huyết được chỉ định
+ Xét nghiệm kháng thể IgM: Được chỉ định thực hiện trong 3-5 ngày kể từ khi phát hiện nhiễm bệnh. Kết quả xét nghiệm phụ thuộc phần lớn vào khả năng tạo kháng thể của người bệnh.
+ Xét nghiệm kháng thể IgG: Được chỉ định khi người bệnh muốn xác định đã từng bị sốt xuất huyết hay chưa, xét nghiệm này không được sử dụng để chẩn đoán các tình trạng cấp tính.
Sốt xuất huyết xét nghiệm máu khi nào? Ngoài các xét nghiệm trên, người bệnh có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác như:
+ Tiến hành xét nghiệm tổng phân tích máu để tìm ra tình trạng tiểu cầu bị giảm, máu bị cô đặc, từ đó tiên lượng được khả năng mắc sốt xuất huyết.
+ Tiến hành xét nghiệm điện giải đồ để đánh giá tình trạng rối loạn điện giải (Na+, Cl-, K+)
+ Tiến hành xét nghiệm chức năng gan để đánh giá tổn thương và các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết.
+ Tiến hành xét nghiệm chức năng thận để đánh giá tình trạng tổn thương thận.
+ Tiến hành xét nghiệm chẩn đoán xác định Dengue NS1 và phân biệt kháng thể IgM, IgG và kháng nguyên NS1 trong cùng 1 mẫu huyết tương/huyết thanh.
Xem thêm: Vì sao sốt xuất huyết giảm tiểu cầu?
Quy trình thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết
Quy trình xét nghiệm sốt xuất huyết diễn ra nhanh chóng và đơn giản:
Quy trình xét nghiệm sốt xuất huyết diễn ra nhanh chóng, đơn giản
+ Nhân viên y tế lấy máu làm xét nghiệm.
+ Máu được lấy từ tĩnh mạch thông qua cây kim nhỏ và đựng trong ống chuyên dụng. Bạn sẽ cảm thấy hơi nhói đau, tuy nhiên cảm giác này sẽ không kéo dài và nhanh chóng biến mất.
+ Kết quả xét nghiệm sẽ được trả trong thời gian ngắn.
Đọc kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết
Kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết có ý nghĩa như thế nào?
+ Kết quả dương tính: Bạn đã bị nhiễm virus sốt xuất huyết. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, chế độ nghỉ ngơi phù hợp cùng các loại thuốc cần sử dụng để hạ sốt và giảm đau.
Nếu kết quả dương tính kèm theo các triệu chứng sốt xuất huyết bạn có thể phải nhập viện đã điều trị.
+ Kết quả âm tính: Có 2 trường hợp, 1 là bạn chưa bị nhiễm virus, 2 là bạn đã thực hiện xét nghiệm quá sớm. Nếu vẫn nghi ngờ bản thân mắc sốt xuất huyết bạn nên trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra lại.
Tham khảo: Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì?