Bệnh thủy đậu sau bao lâu thì hết lây nhiễm?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, nhưng không phải giai đoạn nào của bệnh cũng có khả năng lây lan. Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây là thắc mắc của rất nhiều người khi có người trong gia đình mắc phải bệnh này. Để biết câu trả lời chính xác nhất, hãy tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây.

Các giai đoạn của bệnh thủy đậu:

Thời gian bị bệnh kéo dài nhưng thủy đậu không dễ nhận biết ngay từ đầu. Thông thường, người mắc bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn ủ bệnh: Bệnh thủy đậu thường không khởi phát ngay mà sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh, đó là lúc virus gây bệnh bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, có thể kéo dài dưới 2 tuần hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh. Ở giai đoạn này người bệnh gần như không phát hiện thấy biểu hiện gì bất thường, và chưa biết bản thân đã bị nhiễm bệnh.

Giai đoạn toàn phát là lúc bệnh thủy đậu dễ lây nhiễm nhất

Giai đoạn toàn phát là lúc bệnh thủy đậu dễ lây nhiễm nhất

+ Giai đoạn khởi phát: Cảm giác ớn lạnh, sốt, chán ăn, nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể trong vòng 1-2 ngày là những biểu hiện của giai đoạn khởi phát.

+ Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất và cũng là giai đoạn dễ lây nhiễm nhất khi người bệnh bắt đầu xuất hiện mụn nước mọc khắp cơ thể, các nốt mụn chứa dịch màu trắng trong, sau 24h sẽ hóa đục.

+ Giai đoạn khỏi bệnh: Giai đoạn này kéo dài 10-13 ngày, lúc này các mụn bắt đầu đóng vảy và biến mất. Nếu điều trị đúng và kịp thời sẽ không để lại sẹo, tuy nhiên nếu điều trị không nghiêm túc có thể để lại sẹo lồi hoặc lõm trên da.

Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây?

Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây nên và có tính lây lan cao. Với những người chưa từng mắc thủy đậu nếu chưa được tiêm phòng vaccine thủy đậu, nguy cơ lây nhiễm có thể lên tới 90%.

Thủy đậu lây trực tiếp từ người sang người

Thủy đậu lây trực tiếp từ người sang người

Thủy đậu lây như thế nào? Thủy đậu chủ yếu lây nhiễm qua 3 phương thức: Lây trực tiếp từ người sang người thông qua nói chuyện, hắt hơi; Lây nhiễm qua việc dùng chung đồ đạc cá nhân như: quần áo, khăn mặt, cốc chén…; và thủy đậu có thể lây qua đường không khí khi ở chung phòng.

Bệnh thủy đâu bao lâu thì hết lây? Như đã nói, giai đoạn toàn phát khi người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước khắp cơ thể, khả năng lây nhiễm sang người khác là cao nhất. Sau giai đoạn này, mức độ lây nhiễm sẽ giảm xuống, tuy nhiên nếu người bệnh không sớm hồi phục thì khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.

Do đó, rất khó để đoán định chính xác khi nào thủy đậu hết lây nhiễm vì phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian lành bệnh của người mắc phải. Những người thân xung quanh người bệnh vì thế không nên chủ quan, cần cách ly với người bệnh cho tới khi nào bệnh khỏi hẳn thì thôi.

Tham khảo: >>> Thời gian ủ bệnh của thủy đậu bao lâu? thì phát ra ngoài

Cách chăm sóc người bệnh giúp ngăn ngừa khả năng lây nhiễm

Những người thân xung quanh người bệnh là đối tượng dễ bị lây nhiễm thủy đậu. Do đó, để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm, người bệnh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Cụ thể như sau:

Người bị thủy đậu cần được chăm sóc đặc biệt để tránh lây nhiễm

Người bị thủy đậu cần được chăm sóc đặc biệt để tránh lây nhiễm

+ Cách ly người bệnh với những người xung quanh, nên để người bệnh ở phòng riêng, người bệnh không tới chỗ đông người để tránh lây lan diện rộng.

+ Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: khăn mặt, cốc chén, quần áo…

+ Người bệnh cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày, không nên kiêng nước, kiêng gió theo kinh nghiệm dân gian. Nên tắm bằng nước nóng và không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên sử dụng Bột tắm Nhân Hưng từ thảo dược để tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Xanh Metylen là thuốc chữa thủy đậu phổ biến

Xanh Metylen là thuốc chữa thủy đậu phổ biến

+ Sử dụng thuốc điều trị, phổ biến nhất hiện nay là Xanh Metylen bôi ngoài da. Bên cạnh đó, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt khi có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C.

+ Để tránh thủy đậu lây nhiễm, người bệnh không tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng, tránh làm vỡ vì có thể gây bội nhiễm và thành sẹo.

+ Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước lọc, ăn rau xanh, hoa quả tươi… đồng thời kiêng khem những thực phẩm không có lợi khiến mụn nước mưng mủ như: hải sản, đồ tanh, thịt gà, đồ nếp…

Người nhà bệnh nhân nếu thấy hiện tượng bất thường cần tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra xem có khả năng bị lây nhiễm không, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Đọc Thêm:

>>> Bị thủy đậu tắm lá gì cho nhanh khỏi?

>>> Bị thủy đậu rồi có bị lại không - Biện pháp phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status