Khi bé bước sang tuổi ăn dặm mẹ thường rất lo lắng về thời điểm bắt đầu cho bé tập ăn dặm những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Bởi chỉ cần mẹ mắc sai lầm ở giai đoạn này sẽ khiến bé ăn, dẫn đến biếng ăn, hấp thụ kém và thiếu chất.
Mẹ nên quan sát xem bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm chưa?
Theo các tổ chức Y tế thời điểm bắt đầu việc cho bé tập ăn dặm là khoảng 6 tháng. Tuy nhiên sự phát triển của mỗi bé là khác nhau và bé có thể muốn ăn dặm từ trước thời điểm này. Chính vì thế mẹ hãy quan sát kĩ một số dấu hiệu của con để bắt đầu tập ăn dặm cho bé sớm hơn.
Hãy xem bé nhà bạn có những biểu hiện sau không nhé?
- Mẹ để ý hoạt động miệng của bé, chẳng hạn như bé nhìn và bắt chước nhai theo người lớn, cho đồ chơi vào miệng gặm thay vì mút. Đây là những dấu hiệu mà bé có thể muốn ăn dặm.
- Bé nhìn chằm chằm đồ ăn trên bàn và ngay khi có cơ hội thì với tay lấy và cho vào miệng.
- Khi bé có thể ngồi và giữ đầu thẳng mà không cần sự hỗ trợ. Thời điểm này mẹ có thể mua ghế tựa lưng để tập ăn dặm cho bé.
Chọn thời điểm chính xác để bắt đầu cho bé ăn dặm
Chuẩn bị đồ ăn trong giai đoạn tập cho bé ăn dặm
Đồ ăn trong giai đoạn bé tập ăn dặm sẽ tùy vào phương pháp mà mẹ lựa chọn. Hiện nay có 3 phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng nhất đó là ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm BLW. Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau các mẹ cũng có thể kết hợp các phương pháp sao cho phù hợp với bé yêu của mình nhất.
Chọn đồ tập ăn dặm cho bé theo từng phương pháp ăn dặm
Với phương pháp ăn dặm truyền thống mẹ có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm bằng bột ngọt trước sau mới đến bột mặn. Mẹ có thể chọn bột bán sẵn trên thị trường từ những thương hiệu uy tín, cách pha bột cho bé ăn dặm sẽ được hướng dẫn trên bao bì.
Hoặc mẹ có thể học cách nấu bột cho trẻ tập ăn dặm rồi tự tay chuẩn bị đồ ăn cho bé. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và phương pháp BLW lại bắt đầu cho bé ăn bằng cháo loãng trước rồi mới thêm rau củ vào. Mẹ có thể tham khảo cách nấu cháo loãng trên sách ăn dặm hoặc các trang mạng.
Sau giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm trong những ngày đầu tiên mẹ nên cân bằng tỷ lệ các nhóm dưỡng chất trong khẩu phần ăn của bé để bé phát triển toàn diện hơn. Khẩu phần ăn của bé cần phải có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, mẹ nên tập cho con ăn từng loại thực phẩm riêng biệt. Và hãy bắt đầu bằng những thức ăn ít khả năng gây dị ứng cho bé trước.
Tập cho bé ăn dặm vào buổi sáng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cách tập ăn dặm cho bé dễ dàng nhất là phải chọn đúng thời điểm bắt đầu. Bạn nghĩ bé sẽ muốn ăn nhất vào lúc nào? Điều này mẹ cần tìm hiểu và bắt đầu ngày ăn dặm đầu tiên vào thời điểm đó.
Thông thường khi bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm mẹ nên chọn buổi sáng. Bởi vì bé sẽ có cảm giác đói sau một giấc ngủ dài. Nếu bé có phản ứng với thức ăn thì đến chiều tối các hiện tượng rối loạn tiêu hóa cũng chấm dứt.
Mẹ cũng không nên chọn những ngày bé đang khó chịu như ốm sốt, mọc răng… để bắt đầu giai đoạn ăn dặm. Nếu bạn chọn những ngày này thì lần sau bé sẽ khó hợp tác hơn.
Bắt đầu với một lượng nhỏ thức ăn
Nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết lượng thức ăn khi tập cho bé ăn dặm như thế nào? Các bác sĩ cũng khuyên mẹ là chỉ cho bé ăn khoảng 1/2 thìa cà phê thức ăn hoặc ít hơn. Cách tập cho bé ăn dặm là khi đút mẹ thử trò chuyện với bé một chút.
Bởi vì có thể lần đầu bé sẽ không biết làm gì, sẽ đẩy thức ăn hay nhè hết ra. Sau khi bé ăn hết thìa bột, bạn vẫn cho con bú để bé không cáu khi quá đói.
Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm bằng một lượng nhỏ thức ăn
Khi trẻ tập ăn dặm và cho đến sau này, các mẹ nên tạo những nguyên tắc ăn: ngồi thẳng, ăn từng thìa, nghỉ giữa các lần đút và ngừng khi no. Mẹ cũng không nên ép bé ăn trong giai đoạn này vì sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho bé dưới 1 tuổi. Nguyên tắc này sẽ giúp bé ăn uống và hấp thu một cách tốt nhất.
Đọc thêm:
>>> Thực đơn ăn dặm theo từng giai đoạn cho bé
>>> Bé 4 tháng ăn dặm được chưa?
>>> Những lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu