Hiện nay tỷ lệ trẻ bị viêm tai giữa ngày càng có xu hướng tăng cao, nhất là ở các bé dưới 1 tuổi. Viêm tai giữa ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên việc phòng tránh ngăn ngừa bệnh cũng hết sức khó khăn. Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh viêm tai giữa nhưng không được phát hiện và chữa trị kịp thời đã gây ra những hậu quả khôn lường.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ
- Do sức đề kháng của trẻ còn non kém và chưa hoàn thiện. Nhất là các bé từ 6 đến 18 tháng tuổi thì sức đề kháng rất kém nên không có đủ sức để không chống lại vi khuẩn tấn công, dễ mắc bệnh viêm tai giữa hơn người lớn.
- Do cấu trúc tai giữa của bé vòi nhĩ ngắn hơn, rộng và lại nằm ngang hơn so với người trưởng thành ngắn hơn nên dễ bị viêm nhiễm, làm lây lan bệnh lên tai giữa gây bệnh.
Vệ sinh tai không đúng cách cũng có thể gây viêm tai giữa ở trẻ.
- Do bé mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm VA, viêm họng… nhưng không được điều trị sớm, tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan lên tai giữa gây viêm.
- Do bé không được vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, tai của trẻ không được vệ sinh sạch hoặc là vệ sinh không đúng cách nên vô tình gây nhiễm trùng tai gây ra viêm tai giữa.
- Viêm tai giữa ở trẻ cũng có thể do thói quen dùng các vật nhọn cứng và sắc dùng để ngoáy tai khiến cho tai bị tổn thương và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.
- Do thói quen mẹ hay cho bé nằm nghiêng khi bú, nhất là vào ban đêm. Lúc này sữa trào ra thường sẽ chảy vào tai, lâu ngày tích tụ sẽ gây viêm nhiễm ở trong tai.
- Do khi tắm cho bé mẹ để nước vào trong tai nhiều, nguồn nước vệ sinh bẩn. Qua một thời gian nước và vi khuẩn tích tụ trong tai sẽ gây viêm tai giữa trẻ em.
- Do môi trường sống của bé bị ô nhiễm, bé phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi bẩn hoặc khói thuốc lá và các hóa chất độc hại cũng rất dễ bị viêm tai giữa.
- Những bé mà mà thường xuyên tắm và bơi lội trong nguồn nước bẩn, có chứa vi khuẩn, nước tràn vào tai cũng gây ra bệnh.
Ngoài ra do hệ thống niêm mạc đường hô hấp của bé rất nhạy cảm nên rất dễ phản ứng với các kích thích bên ngoài làm hiện tượng xuất tiết dịch gây viêm tai giữa ở trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
- Trẻ bị sốt cao, có khi bị sốt hơn 39 độ C
- Trẻ khóc nhiều, bứt rứt và khó chịu trong người, khi đặt nằm xuống càng khóc to
- Bé thường đưa tay lên tai để vò tai, dựt và kéo tai, cọ tai vào người mẹ
- Bé trằn trọc và khó ngủ, hay thức giấc giữa đêm, ngủ không ngon giấc
Trẻ bị viêm tai giữa thường sốt cao và quấy khóc.
- Bé lười ăn, chán ăn, có khi còn bỏ bú, ăn không ngon miệng
- Bé không có phản ứng với âm thanh, thính lực bé bị suy giảm
- Xuất hiện dịch mủ chảy ra từ tai, chứng tỏ màng nhĩ của bé bị vỡ do áp lực quá mức
- Khi mủ chảy ra, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm và gần như biến mất. Tuy nhiên đó là lúc bệnh đang nghiêm trọng hơn.
Bệnh viêm tai giữa trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ được đánh giá là bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến cực kì nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và thậm chí là tính mạng của trẻ.
Một số biến chứng do viêm tai giữa gây ra như: gây thủng màng nhĩ, gây viêm xương chẩm, làm điếc tai, gây viêm màng não, áp xe não, liệt mặt và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế mà các mẹ tuyệt đối không được phép chủ quan.
Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?
Cách chăm sóc, điều trị viêm tai giữa ở trẻ
- Vệ sinh tai sạch sẽ cho bé bằng nước muối và bông y tế mềm. Sau khi vệ sinh cần lau khô tai, không để tai ướt hoặc dịch mủ bám ở ngoài, giữ tai khô ráo
- Rửa mũi họng sạch sẽ cho con với dung dịch nước muối sinh lý
Cho bé đi khám để được chữa trị an toàn.
- Tăng cường cho bé bú sữa mẹ nhiều, hạn chế cho trẻ nằm khi bú
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé, nhất là thực phẩm giàu vitamin A, C, E…
- Thức ăn cần chế biến chín kỹ, mềm, loãng để con dễ nuốt, tránh nhai nhiều
Cho bé đi khám tại bệnh viện nếu dấu hiệu nặng, tại đây bác sỹ sẽ khám và có chỉ định phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho bé dùng.
Đọc thêm: Bé bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?