Bé bị viêm tai giữa chảy mủ là bệnh lý thường gặp, nhất là ở những bé dưới 12 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe doạ đến tính mạng của bé. Do đó việc nắm được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong việc đối phó với bệnh.
Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em là gì?
Theo các chuyên gia y tế thì bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ em còn được gọi là chứng chảy mủ tai, đây có nghĩa là tình trạng xuất hiện chất dịch mủ chảy ra từ trong tai. Việc tai bị chảy dịch mủ này cho thấy tai trong của bạn đang bị tổn thương, nhiễm trùng nặng.
Bé bị viêm tai giữa có mủ thì tức là bệnh viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn nặng, có thể là đang bị viêm tai giữa mãn tính. Lúc này tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều so với bị viêm tai giữa thông thường.
Nếu kéo dài bé có thể đối diện với rất nhiều biến chứng như đau nhức tai, thủng màng nhĩ, điếc tai, nhiễm trùng sọ, áp xe màng não, viêm màng não, tê liệt thần kinh mặt và nguy hiểm tới tính mạng.
Bé bị viêm tai giữa chảy mủ có thể dẫn tới điếc tai.
Bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ em thường có biểu hiện rất đặc trưng và dễ dàng nhận thấy đó là có dịch mủ chảy từ bên trong tai ra ngoài. Dịch mủ này thường có màu vàng, mùi hôi tanh, trường hợp nặng chảy nhiều ra vành tai ngoài, nhất là khi nằm nghiêng.
Ngoài triệu chứng chảy mủ ở tai thì người bệnh còn có biểu hiện khác kèm theo như sốt cao, bé thường xuyên kêu đau tai, đưa tay lên tai sờ, với bé sơ sinh thì vò tai và dựt tai.
Đồng thời trẻ còn thường xuyên quấy khóc, ăn uống kém, khó ngủ và ngủ không ngon giấc, dễ nôn trớ, suy giảm thính lực trầm trọng, bé không có hoặc ít phản ứng với âm thanh bên ngoài. Càng để lâu sức khoẻ của trẻ càng trở nên suy kiệt hơn, chính vì thế các mẹ cần chủ động có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu: Viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?
Cách điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ em
Nguyên tắc điều trị khi bé bị viêm tai giữa chảy mủ đó là phải điều trị biến chứng chảy dịch mủ ở viêm tai giữa, loại bỏ viêm nhiễm, tránh để ứ dịch hay mủ ở trong khoang tai giữa, giải quyết sớm các biến chứng để đảm bảo thính lực của trẻ tốt hơn.
Lúc này điều cần thiết đó là mẹ cần phải đưa bé đến gặp bác sỹ để khám, chẩn đoán và có phương án chữa trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc tây, thuốc kháng sinh về cho con uống nếu không sẽ dẫn tới nhiều nguy hại khôn lường.
Sau khi khám, bác sỹ sẽ chẩn đoán tình trạng mức độ bệnh và tư vấn chữa trị. Mẹ nhớ thực hiện đúng theo phác đồ của bác sỹ để đảm bảo giúp con mau chóng khỏi bệnh.
Bên cạnh đó khi bé bị viêm tai giữa có mủ thì mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:
- Chú ý vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ, chuẩn bị bông gòn sạch để lau tai ngoài nếu có dịch mủ chảy ra, tránh gây nhiễm trùng ống tai ngoài.
- Dùng thuốc đúng theo chỉ định bác sỹ, gồm cả thuốc uống và thuốc nhỏ tai. Nhỏ đúng liều lượng, đúng giờ, tránh dùng quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ.
Vệ sinh tai sạch sẽ khi bé bị viêm tai giữa chảy mủ.
- Trường hợp bé sốt thì mẹ cần hạ sốt kịp thời cho con. Nếu sốt cao thì cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Còn nếu bé sốt nhẹ mẹ có thể hạ sốt bằng cách dùng khăn ấm chườm người, cho bé mặc quần áo rộng rãi và thấm hút mồ hôi tốt.
- Cho bé uống nhiều nước lọc và nước hoa quả, nhất là nước ép trái cây giàu vitamin C, A sẽ giúp tăng cường sức đề kháng để bé mau khỏi.
- Với những bé còn bú mẹ thì mẹ nên cho con bú sữa mẹ nhiều hơn để nâng cao hệ miễn dịch, có sức để chống chọi với bệnh tật.
Khi chữa viêm tai giữa có mủ ở trẻ em thì mẹ cũng lưu ý bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ cho con. Ưu tiên cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng để bé dễ nuốt, tránh phải nhai nhiều.
Đọc thêm:
> Tìm hiểu các loại viêm tai giữa ở trẻ nhỏ