Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp được rất nhiều bà mẹ Việt hiện nay lựa chọn. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Và để bé có thể hấp thụ một cách hiệu quả nhất các mẹ hãy tham khảo cách chế biến đồ ăn dặm cho bé theo kiểu Nhật theo từng giai đoạn một cách chính xác nhất.
Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu nhật cho bé 5 – 6 tháng tuổi
5 – 6 tháng tuổi bé bắt đầu thời kỳ ăn dặm với rất nhiều sự lo lắng của mẹ. Nhiều mẹ chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng chưa biết cách chế biến đồ ăn dặm cho bé như thế nào mới đúng. Tuy nhiên nếu mẹ tìm hiểu kỹ thì việc chế biến cũng không quá khó.
Trong tuần đầu tiên mẹ có thể bắt đầu nấu cháo cho bé theo tỷ lệ 1:10 (tức là 1 gạo và 10 nước). Sở dĩ cháo nên nấu loãng như vậy là bởi hệ tiêu hóa của bé đang quen với việc tiêu thụ sữa mẹ. Những tuần tiếp theo mẹ sẽ cho bé làm quen với các loại rau củ. Kết thúc 4 tuần đầu tiên khi bé đã quen với việc ăn dặm thì bắt đầu giới thiệu thêm thực phẩm chứa đạm như thịt cá.
Cách chế biến đồ ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng tuổi theo kiểu Nhật
Cách chế biến thịt, cá cho trẻ ăn dặm là mẹ chỉ nên lọc thịt nạc, phi lê thịt cá trắng. Sau đó đem luộc chín và lọc lấy nước nấu cháo. Các loại cá, mẹ nên rây qua lọc lấy xương và thêm vào một ít nước dùng, bột sắn rồi nấu cùng với cháo. Đối với thịt thì mẹ có thể dùng cối giã hoặc dùng máy xay, để đảm bảo bé tiêu hóa tốt.
Các loại rau mẹ nên nấu chín và dùng cối xay nhuyễn để đảm bảo không còn xơ. Khi nấu cháo cho trẻ ăn dặm giai đoạn này thì mẹ nên ưu tiên nhiều nước, cháo loãng và ít đạm để loại bỏ cảm giác lợn cợn.
Tham khảo:
>>> Thực đơn cho bé 5 tháng tuổi
>>> Bảng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng
Hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn 7 – 8 tháng đã dần hoàn thiện hơn. Vì thế trong những tháng này mẹ có thể nấu cháo theo tỉ lệ 1:7 (tức là 1 gạo và 7 nước). Khi nấu cháo nhuyễn thì mẹ tiếp tục rây thêm một lần nữa để đảm bảo độ sánh mịn.
Thịt cá, rau củ mẹ có thể chế biến giống như giai đoạn 1. Tuy nhiên trong giai đoạn này mẹ có thể giới thiệu thêm một số thực phẩm khác trong nhóm đạm và chất xơ để bé quen dần mùi vị và chuẩn bị cho những giai đoạn tiếp theo.
Cách chế biến thức ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng
Trong giai đoạn này, bé cần nhiều năng lượng hơn để phát triển cả về thể lực và trí lực chính vì thế mẹ nên cho bé ăn dặm 3 bữa chính mỗi ngày. Sau một thời gian dài làm quen với đồ ăn bé đã có thể nhai khá nhuần nhuyễn chính vì thế cách chế biến thức ăn dặm cho bé không còn phải nghiền rồi rây nhuyễn nữa. Thay vào đó mẹ có thể cắt to thực phẩm rồi nấu chín mềm để bé có thể bốc ăn hoặc dùng nĩa cho thức ăn vào miệng.
Mẹ có thể cắt to thực phẩm cho bé trong giai đoạn từ 9 - 11 tháng
Một số loại thực phẩm như trứng gà, gan gà, đậu phụ, các loại đậu cần được nấu chín và giữ nguyên hạt để bé tự cầm nắm và đưa vào miệng. Tỷ lệ nấu cháo ăn dặm cho bé lúc này là 1:5 (20ml gạo + 100ml nước) và mẹ có thể nấu cháo nhuyễn mịn và không cần rây nữa.
Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 18 tháng
Giai đoạn này bé cũng đã ăn được các loại thức ăn to và cứng hơn giai đoạn trước. Mẹ có thể cho bé thử làm quen với cơm nhão và tập cách giúp bé dùng thìa và nĩa để tự lấy thức ăn.
Mẹ nên cho bé làm quen thêm với những loại thực phẩm mới trong giai đoạn từ 12 - 18 tháng
Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì mẹ nên cho bé ăn nhạt. Tuy nhiên khi bé đủ 1 tuổi thì mẹ có thể dùng những loại nước mắm dành cho trẻ em để thêm một chút vào đồ ăn của bé. Điều này không còn ảnh hưởng nhiều đến khẩu vị cũng như sức khỏe của bé nữa.
Giai đoạn này, mẹ nên cho bé trải nghiệm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thực đơn của con không nhất thiết mẹ phải cho bé ăn cơm hoặc cháo mà có thể thay bằng bánh mì, ngũ cốc hoặc chế biến các món cơm nắm kết hợp.
Điểm quan trọng nhất trong cách chế biến đồ ăn dặm cho bé theo kiểu Nhật trong bất kỳ giai đoạn nào mẹ cũng nên chú ý đến màu sắc, hình dạng và cách trang trí. Có như thế mới kích thích vị giác, thị giác của bé khiến bé hứng thú hơn với việc ăn uống.
Đọc thêm:
> Ăn dặm kiểu truyền thống cho bé