Viêm tai giữa là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng nổi bật như đau tai, sốt cao và có dịch mủ trong tai chảy ra. Vậy trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào cho hiệu quả? Những thắc mắc này của mẹ sẽ được chuyên gia giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, nhờ đó mẹ chủ động giúp con xử lý hiệu quả nhất.
Theo các chuyên gia y tế thì viêm tai giữa là hiện tượng nhiễm trùng, viêm nhiễm xảy ra ở tai giữa của trẻ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do ký sinh trùng sinh sôi, phát triển ở bên trong tai giữa, khiến tai giữa bị tổn thương và dẫn tới viêm.
Hiện nay có ba loại viêm tai giữa thường gặp nhất đó là viêm tai giữa cấp tính, bệnh viêm tai giữa tiết dịch và bệnh viêm tai giữa có mủ mãn tính.
Lý do viêm tai giữa ở trẻ lại nguy hiểm như vậy?
Có thể khẳng định viêm tai giữa là một trong số các bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ. Nếu bé bị viêm tai giữa mà không được phát hiện và chữa trị sớm, thậm chí là điều trị không đúng cách sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Điển hình như:
Viêm tai giữa kéo dài khiến trẻ chậm lớn.
- Làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ: các mẹ nên biết khi tai giữa bị viêm thì bé thường rất đau khó chịu trong tai, đau tai dữ dội kèm theo sốt cao, chán ăn, tiêu chảy…Tất cả những điều đó sẽ khiến cho bé chậm phát triển, chậm nói, suy dinh dưỡng.
- Làm giảm thính lực của trẻ: lúc này trong tai của trẻ có nhiều dịch mủ, khiến cho việc tiếp nhận và xử lý âm thanh không tốt, bé khó nghe thấy người ngoài nói gì.
Viêm tai giữa làm giảm thính lực cũng như phản xạ tai của bé
- Dẫn tới thủng màng nhĩ: một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do viêm tai giữa gây ra đó là làm thủng màng nhĩ của trẻ. Khi bị viêm tai giữa thì trong tai sẽ tích tụ nhiều nước nhầy lẫn mủ, chúng đè lên màng nhĩ và không thể ra bên ngoài.
Đồng thời các ổ mủ sẽ tự rách ra để chảy mủ ra ngoài khiến bé bị đau và gây thủng màng nhĩ. Một khi màng nhĩ bị thủng thì nguy cơ điếc vĩnh viễn rất cao.
- Gây ra bệnh viêm tai xương chũm: đây là tình trạng viêm nhiễm lấn sâu vào bên trong hộp sọ và cả thái dương. Một khi bị viêm xương chũm sẽ mau chóng gây biến chứng nội sọ như gây bệnh áp xe não, dẫn tới viêm màng não và nguy cơ tử vong cao.
Trẻ bị viêm tai giữa có thể dẫn tới viêm màng não.
- Viêm tai giữa kéo dài còn có thể gây liệt dây thần kinh mặt, gây viêm tắc tĩnh mạch bên khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ vô cùng nguy hiểm.
- Dẫn tới các bệnh mũi họng khác: tai – mũi – họng liên quan mật thiết với nhau, do đó khi tai bị viêm thì nhiễm trùng sẽ mau chóng lan rộng tấn công sang các bộ phận khác. Sau một thời gian ngắn thì trẻ có nguy cơ bị viêm họng, viêm amidan, viêm VA…
Như vậy với thắc mắc trẻ em bị viêm tai giữa có nguy hiểm không thì câu trả lời ở đây là cực kỳ nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây nguy hiểm cho sức khoẻ thể chất mà còn ảnh hưởng tới tâm lý, đến tinh thần của trẻ, do đó các mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Nếu mẹ phát hiện thấy con có những biểu hiện của bệnh viêm tai giữa thì hãy mau chóng đưa bé đến gặp bác sỹ để khám. Tại đây bác sỹ sẽ tiến hành chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý một số điều sau:
Vệ sinh tai sạch sẽ đúng cách cho bé.
- Cho con dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ về liều dùng, cách dùng và thời gian uống. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ dùng.
- Tăng cường cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ giúp hạ sốt nhanh, tăng cường sức đề kháng để giúp bé chống chọi tốt hơn với bệnh tật.
- Lấy ráy tai cho trẻ hàng ngày đúng cách, lấy hết các dịch mủ, làm sạch tai để tránh vi khuẩn sinh sôi phát triển.
- Đảm bảo môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng mát, tránh tiếp xúc với khói bụi bẩn.
Đọc thêm:
> Nguyên nhân bé bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần
> Bé bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?