Bé bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì và nên ăn gì? Vì chế độ ăn uống đối với trẻ bị viêm tai giữa là cực kỳ quan trọng, tránh cho bệnh trở nên nặng hơn và hỗ trợ điều trị bệnh mau khỏi.. Nếu chưa hãy tham khảo ngay gợi ý dưới đây, qua đó có thể tự chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé lành mạnh nhất.
Khi bé bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì cho bé?
Mẹ nên lựa chọn thực phẩm nào và kiêng thực phẩm nào khi bé bị viêm tai giữa
Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ đang bị viêm tai giữa thì mẹ không nên cho bé ăn:
- Kiêng ăn các loại đồ ăn có tính dị ứng: ví dụ như tôm, cua, sò, sữa, trứng, nhộng.. các đồ ăn này có thể khiến bé bị dị ứng và khiến cho bệnh viêm tai giữa càng trở lên nặng hơn. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh trẻ hay bị dị ứng thực phẩm thì nguy cơ bị viêm tai giữa cao hơn bé bình thường. Vì thế mẹ không nên cho con ăn lúc này.
- Kiêng ăn thực phẩm cứng và dai: khi ăn đồ ăn cứng và dai thì bé phải nhai nhiều, cơ hàm hoạt động mạnh sẽ tác động tới tai, khiến bé đau hơn nên cần tránh ăn.
Bé bị viêm tai giữa không nên ăn đồ ngọt, đồ cay nóng, cứng dai..
- Không cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng: đồ ăn cay và nóng sẽ càng kích thích phản ứng viêm. Vì thế trong khẩu phẩn ăn của con mẹ không nên cho ớt, tiêu, tỏi, gừng…
- Trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng đồ chiên rán, xào nấu, nhiều dầu mỡ. Mặc dù các món ăn như thế này có thể ngon miệng nhưng chúng lại gây nóng trong người, kích thích tăng phản ứng viêm và làm tăng cơn đau nhức nên mẹ không nên cho con ăn,
- Kiêng các thực phẩm có nhiều đường: ví dụ như bánh kẹo ngọt, đường, đồ uống ngọt, hoa quả sấy khô. Bởi đường khi vào cơ thể sẽ gây ức chế hệ miễn dịch và làm giảm sức đề kháng của cơ thể với vi khuẩn và virus, khiến tình trạng bệnh có thể bị nặng hơn.
- Tránh cho bé ăn đồ ăn mặn: đồ ăn mặn này sẽ càng khiến cơ thể bé bị mất nước, nhất là lúc này con đang bị sốt do viêm tai giữa. Do đó chỉ nên cho con ăn thức ăn nhạt.
- Ngoài ra một số đồ ăn từ gạo nếp hay đồ ăn sống thì mẹ cũng kiêng cho bé. Không cho trẻ sử dụng đồ uống và các chất kích thích khác.
Xem thêm: Các loại viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Khi trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?
- Cho bé ăn thực phẩm giàu vitamin C: loại thực phẩm này có nhiều trong các loại hoa quả và rau xanh. Vitamin C không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ mà còn giúp phục hồi vết thương tốt hơn, cải thiện bệnh viêm tai giữa cho bé.
- Cho trẻ ăn nhiều chất xơ: chất xơ giúp bé dễ tiêu hoá, tăng khả năng thải độc của cơ thể và giúp giảm triệu chứng do viêm tai giữa gây ra. Do đó mẹ nhớ cho con ăn nhiều rau xanh, hoa quả trong bữa ăn như súp lơ, rau cải, rau muống…
- Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 và I-ốt: cả Omega 3 lẫn I-ốt đều là 2 chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức đề kháng của trẻ, giúp bé mau khỏi và tránh được biến chứng do bệnh gây ra. Chúng có nhiều trong các thực phẩm như cá, sò, hàu hay rong biển…
Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn nhiều rau xanh và củ quả trái cây tươi.
- Cho bé ăn đồ ăn mềm, loãng: lúc này mẹ nhớ ưu tiên chế biến món ăn mềm như cháo hoặc cơm mềm, thức ăn xay nhuyễn để con dễ nuốt, dễ tiêu hoá. Như vậy bé đỡ phải nhai nhiều, tránh gây tác động lên tai.
- Bổ sung vitamin A cho con: vitamin A có nhiều trong hoa quả và rau, ví dụ như cà chua, cà rốt, rau xanh…Qua đó giúp cung cấp chất chống oxy hoá, giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm từ đó giảm đau tai nhanh.
- Đối với các loại trái cây tươi, thay vì cho bé ăn trực tiếp thì mẹ có thể thay đổi bằng cách ép lấy nước cho con uống hoặc là cho vào xay làm sinh tốt. Nhờ thế bé sẽ ăn được nhiều, tiêu hoá dễ dàng và không phải nhai nhiều.
Mẹ nhớ chú ý bổ sung đan xen các thực phẩm trên với nhau trong mỗi bữa ăn. Tránh lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây nhàm chán. Mẹ nên ưu tiên chế biến theo kiểu hầm, hấp hay luộc sẽ tốt hơn cho trẻ khi đang bị viêm tai giữa.
Đọc thêm: