Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất hay gặp, nếu kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, ăn uống kém, không hấp thu dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ…
Trước tiên các mẹ cần phải hiểu rõ nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì? Nói một cách đơn giản, nôn trớ chính là tình trạng các chất ở trong dạ dày bị đẩy ra ngoài thông qua miệng, nguyên nhân là do sự co bóp của dạ dày với co thắt của các cơ thành bụng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé sơ sinh bị nôn trớ, tuy nhiên thường gặp và phổ biến nhất vẫn là do những nguyên nhân cơ bản như sau:
- Do hệ thống tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, lúc này các cơ van dạ dày còn yếu và các van ở trong dạ dày hoạt động vẫn chưa đồng bộ. Vì thế bé rất dễ bị nuốt hơi vào trong bụng khi bé bú mẹ hoặc bú bình, chính lượng hơi thừa trong dạ dày này đã gây no bụng, chỉ cần mẹ đặt nghiêng một chút là bé sẽ bị ọc sữa ra ngoài.
- Do mẹ cho bé bú quá nhiều, ăn quá no, trong khi dạ dày bé sơ sinh còn nhỏ và đang hoàn thiện. Chính vì không tiêu hoá kịp mà lại bú tiếp nên rất dễ gây trớ sữa ra miệng.
Bé bú quá nhiều, ăn quá no, trong khi dạ dày bé sơ sinh còn nhỏ
Tham khảo: Làm gì khi bé ăn bị nôn trớ?
- Do bé vừa ăn no xong nhưng mẹ đã đặt bé nằm ngay xuống giường, như vậy sữa chưa kịp tiêu hoá mà dạ dày bé lại nằm ngang thêm nữa cơ tâm vị yếu và xốp, cơ môn vị lại phát triển nên dễ dàng gây nôn trớ.
- Do mẹ cho bé bú không đúng tư thế hoặc sử dụng bú bình chưa đúng cách, bình bú không có van hở… nên khiến trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày và gây nôn trớ.
- Bé sơ sinh hay bị nôn trớ cũng có thể là do bé đang gặp phải một số vấn đề nào đó ở hệ tiêu hoá, ví dụ như bị hẹp thực quản, bị hẹp tá tràng; bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, thoát vị hoành, chậm nhu động ruột,tiêu chảy… Các bệnh này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu hoá của trẻ và hay gây ọc sữa sau ăn.
Bé đang gặp phải một số vấn đề nào đó ở hệ tiêu hoá
- Do bé mắc bệnh hẹp môn vị: đây là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, ngăn không cho thức ăn đi vào ruột non. Đồng thời cơ ở cuối dạ dày, tức chỗ tiếp nối với hành tá tràng sẽ bị dày lên và khiến cho thức ăn không xuống ruột được hoặc là xuống rất ít, vì vậy mà có cơ chế đẩy ngược lên trên thực quản, trào ra miệng.
Ngoài ra một số trường hợp mẹ thắt tã hoặc quần quá chặt làm chèn ép lên bụng và dạ dày của bé cũng là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Do đó mỗi khi bé bú no sẽ khó chịu và đẩy thức ăn lên trên.
Đọc thêm: Trẻ bị nôn trớ liên tục có nguy hiểm không?
Biện pháp làm giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- Đầu tiên khi thấy con bị nôn trớ mẹ cần phải nghiêng đầu con sang một bên để bé không bị sặc do các chất nôn đó. Đồng thời làm sạch các chất nôn dính ở trong miệng bé bằng cách cho bé uống 1 chút nước ấm hoặc quấn gạc vào đầu ngón tay rồi thấm hết tất cả các chất nôn đó, giúp bé dễ chịu hơn.
Mẹ cần phải nghiêng đầu con sang một bên để bé không bị sặc do các chất nôn đó
- Để giảm nôn trớ mẹ nhớ không nên cho bé nằm ngay sau khi vừa ăn xong, tốt nhất nên bế vác bé đầu bé tựa vào vai mẹ, 1 tay mẹ giữ đầu cổ bé, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng để sữa xuống dạ dày, sau đó bế bé một lúc rồi mới nên đặt bé nằm.
- Nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày cho bé, bú đều với lượng vừa phải, như vậy bé không những tránh bị nôn trớ mà còn giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh mẹ cũng cần biết cách cho bé bú đúng tư thế, mẹ đặt đầu bé cao hơn dạ dày vào nghiêng vào trong để bú. Khi bé ngủ cũng nên kê gối đầu cao hơn 1 chút so với dạ dày để chống trào ngược…
Ngoài ra nếu bé có biểu hiện nôn trớ liên tục, người mệt mỏi, da xanh xao, chậm lớn, còi cọc thì mẹ nên cho bé đi gặp bác sỹ để có biện pháp xử lý sớm.
Đọc thêm:
>>> Trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm xử lý thế nào?
>>> Trẻ bị nôn trớ và sốt phải làm gì?
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn