Chữa nôn trớ ở trẻ nhỏ không hề dễ dàng, thậm chí chỉ cần sai sót một chút cũng gây ra những hậu quả hết sức nghiêm. Để nắm được cách chữa nôn trớ ở trẻ nhỏ, các mẹ cần tham khảo gợi ý và tư vấn ngay sau đây.
Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ trẻ nhỏ hay bị trớ sữa là bởi hệ tiêu hoá còn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa hoạt động ổn định.
Đặc biệt dạ dày bé lại cao và nằm ngang nên chỉ cần cơ dạ dày đột ngột co lại cũng có thể gây ra tình trạng nôn mửa.
Nôn mửa kéo dài sẽ khiến trẻ bị mất nước, không hấp thu được các chất dinh dưỡng, do thiếu chất nên bé sẽ chậm lớn và còi cọc.
Thậm chí còn làm ảnh hưởng tới cả sự phát triển trí não và tâm lý của bé, do đó cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Trẻ nhỏ hay bị trớ sữa là bởi hệ tiêu hoá còn đang trong quá trình hoàn thiện
Nếu bé nhà bạn thường xuyên bị nôn trớ thì mẹ hãy áp dụng ngay các cách sau đây:
- Thứ nhất, mẹ nên bổ sung nhiều nước và điện giải cho con để chữa nôn ở trẻ
Bạn nên biết rằng khi trẻ bị nôn trớ cơ thể sẽ bị mất rất nhiều nước, bé càng nôn nhiều thì càng mất nhiều nước. Chính vì bị mất nước nên bé sẽ mệt mỏi hơn, quấy khóc nhiều hơn, cơ thể suy nhược. Do vậy điều quan trọng mẹ cần làm ngay và luôn đó là cho con uống nhiều nước hơn để bổ sung lượng nước đã mất, giúp bé tỉnh táo hơn.
Bổ xung nước và điện giải cho bé
Ngoài nước lọc thì tốt nhất mẹ nên pha thêm các chất điện giải cần thiết như oserol cho bé, nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ và pha đúng liều lượng. Chất điện giải vừa giúp bù nước mà còn giúp thanh lọc và giải độc cơ thể, cung cấp muối khoáng và calo trẻ mất đi khi nôn. Tuy nhiên mẹ hãy chờ khoảng 30 phút sau khi bé nôn xong mới uống, mẹ cũng nên cho bé uống từ từ không nên cho bé uống nhiều một lúc.
- Thứ hai, cho con ăn uống hợp lý để chữa nôn ở trẻ nhỏ
Sau khi trẻ vừa nôn xong mẹ tuyệt đối không cho con ăn hay uống ngay, phải đợi tầm nửa tiếng xong mới nên cho ăn, nếu không bé có thể sẽ bị nôn tiếp. Lúc này chỉ nên ưu tiên cho bé bú mẹ hoặc uống chất lỏng mỗi 5 phút/lần, không được cho bé ăn các thức ăn đặc trong 24h đầu để tránh kích ứng dạ dày của bé.
Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, cho bé ăn vào thời gian cố định hàng ngày để hình thành phản xạ ăn uống và tiêu hoá tốt. Mỗi bữa ăn không nên ăn quá nhiều, quá no, chỉ ăn lượng vừa đủ với dạ dày để bé tiêu hoá và hấp thu tốt.
Trong quá trình bé ăn hoặc vừa ăn xong mẹ không được rung lắc người bé, không trêu nghịch bé, không để bé cười quá lớn hay khóc to… vì sẽ khiến bé sẽ dễ nôn. Thay vào đó mẹ nên bế vác bé, vỗ nhẹ vào lưng trẻ giúp trẻ ợ hơi đẩy khí thừa ra khỏi dạ dày giúp bé hạn chế tình trạng đầy bụng chướng hơi cho bé tiêu hoá và xuôi thức ăn.
Xem thêm: Làm gì khi trẻ bị nôn trớ và sốt?
- Thứ ba, cho bé bú đúng tư thế để hạn chế bị nôn trớ
Đây là một trong các cách hạn chế nôn ở trẻ nhỏ khá hiệu quả mà mẹ nên áp dụng. Cụ thể mỗi khi cho con ti mẹ nên ngồi cho con bú thay vì nằm xuống. Đồng thời nhớ kê cao đầu bé hơn so với dạ dày khi bú, như thế sữa sẽ chảy xuống dưới dạ dày tốt hơn và tránh được tình trạng bị trào ngược.
Cho bé bú đúng tứ thế
- Thứ tư, tăng cường cho con bú sữa mẹ nhiều hơn
Khi bé bị nôn trớ thường xuyên tức là dạ dày và chức năng tiêu hoá của bé đang có vấn đề. Do đó thay vì uống sữa công thức mẹ hãy cho con bú mẹ nhiều hơn, bởi trong sữa mẹ có nhiều thành phần và dinh dưỡng mà hệ tiêu hoá của trẻ có thể hấp thu tốt, làm giảm được gánh nặng cho dạ dày nên bé sẽ mau khỏi hơn, tránh bị buồn nôn.
Cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn
Ngoài ra mẹ cũng nên kiểm tra lại loại sữa công thức mà bé đang dùng có phù hợp hay không. Bởi nếu như bé dị ứng với thành phần trong sữa cũng gây nôn trớ thường xuyên. Nên chọn loại sữa có tính mát, dễ hấp thu, tốt cho hệ tiêu hoá của bé.
Đọc thêm:
>>> Bé ăn bị nôn trớ phải làm gì?
>>> Bé bị cảm lạnh nôn trớ - Nguyên nhân và cách chăm sóc
>>> Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy bụng chính xác nhất