Trẻ sơ sinh trong gia đoạn từ 1 đến 3 tháng tuổi thường rất dễ bị đầy bụng khó tiêu. Trong khi đó, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng diễn ra phổ biến nhưng nhiều cha mẹ lại không biết cách xử lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con.
Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng
Bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng sẽ có những biểu hiện như thường xuyên vặn người, đồng thời hai chân cong lên và đạp liên tục, trẻ quấy khóc và bỏ bú, bú ít, khó ngủ. Khi sờ vào bụng trẻ sẽ có cảm giác bụng cứng hơn và căng hơn bình thường.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thường là do hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này chưa hoàn chỉnh, vẫn còn non yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là khả năng tiêu hoá protein có trong sữa mẹ hoặc các loại protein từ một số loại sữa công thức sẽ kém hơn nên dễ bị đầy bụng.
Hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này chưa hoàn chỉnh, vẫn còn non yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng
Thêm vào đó việc quá tải đường lactose từ nguồn sữa mẹ và sữa công thức cũng khiến bé dễ bị đầy bụng. Đồng thời với những chị em mà nuôi con hoàn toàn từ sữa mẹ thì thức ăn chính của con là từ mẹ, mẹ ăn gì thì bé sẽ ăn đó, vì vậy nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ sử dụng nhiều thực phẩm gây khó tiêu cũng có thể sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa của bé.
Đọc thêm: Cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng phải làm gì?
Nếu thấy con có các biểu hiện của đầy bụng thì bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Cho trẻ sơ sinh bú đúng tư thế: Khi cho con bú thì mẹ phải giữ cho đầu của bé cao hơn dạ dày, tốt nhất nên ngồi cho bé bú, tránh nằm cho bé bú. Như vậy sữa sẽ trôi xuống dưới đáy của dạ dày còn khí thừa trong bụng sẽ nằm ở trên nên dễ dàng bị đẩy ra ngoài hơn. Hoặc với các bé bú bình thì cầm bình ty cao hơn để trẻ không bị nuốt khí vào bụng.
Tư thế ngủ không đúng cũng có thể khiến bé sơ sinh dưới 1 tuổi bị đầy hơi
- Thay đổi loại bình ti mới cho trẻ: nếu như bạn nuôi con bằng sữa công thức hoặc bé phải bú bình liên tục mà lại thường xuyên bị đầy bụng thì rất có thể là do bình sữa có thiết kế không phù hợp. Chính vì thế hãy chọn loại bình mới cho con có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc là có hệ thống lỗ cũng như van kiểm soát lượng sữa tốt, qua đó vừa giúp trẻ tránh bị sặc sữa mà còn ngăn không cho bé nuốt hơi, tránh được đầy bụng.
- Thực hiện massage bụng nhẹ nhàng cho bé: Với các bé 1 tháng tuổi mẹ hoàn toàn có thể massage bụng để giúp đẩy hơi ra ngoài và làm giảm bớt cảm giác đầy bụng. Theo đó chờ sau khi bé bú xong khoảng 1 tiếng thì mẹ dùng tay nhẹ nhàng massage vùng bụng của con theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài để kích thích ruột tống đi hơi thừa.
Massage bụng nhẹ nhàng cho bé sơ sinh bị đầy hơi
Xem thêm: Bé bị đầy bụng có nên uống sữa?
- Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú: để giúp bé sơ sinh 1 tháng tuổi nhanh hết đầy bụng thì các mẹ có thể vỗ ợ hơi cho trẻ thường xuyên sau khi bú mẹ nhằm loại bỏ lượng hết khí dư thừa đi vào dạ dày. Với cách này bạn bế con theo tư thế vác bé. Để bé nằm song song dọc theo thân người mẹ, đầu dựa vào vai mẹ. Một tay đỡ đầu và cổ bé, tay còn lại vỗ nhẹ, xoa nhẹ vùng lưng bé sẽ khiến bé dễ chịu hơn.
- Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mẹ: khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng mà mẹ lại đang cho con bú, tốt nhất nên xem lại chế độ ăn uống của bản thân xem có vấn đề gì không. Mẹ cần tránh ăn các thực phẩm dễ gây đầy bụng, các món cay, đồ sống hoặc đồ uống có gas…Bởi các chất đó chính là chất khiến bé dễ bị đầy bụng.
Nếu như bạn đã áp dụng các cách trên mà trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí là bé còn quấy khóc nhiều hơn, bỏ bú hoặc thêm tiêu chảy thì hãy lập tức cho con tới gặp ngay bác sỹ. Tại đây bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán, từ đó đưa ra được giải pháp đối phó hiệu quả nhất.
Tìm hiểu thêm:
- Trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu có nguy hiểm không?
- Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy bụng thường gặp
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn