Trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc không chỉ làm ảnh hưởng tới chính sức khoẻ của bé mà còn khiến cha mẹ lo lắng và mệt mỏi. Nhất là với những người làm cha mẹ lần đầu chưa có kinh nghiệm nuôi con thì càng hoang mang hơn. Nếu bé nhà mẹ đang gặp phải tình trạng như thế thì hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây nhé, chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều để bé mau hết đầy bụng, sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Theo các chuyên gia nguyên nhân chính và chủ yếu khiến bé sơ sinh hay bị đầy hơi đó là do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, khiến cho vi khuẩn có hại nhiều hơn so với các lợi khuẩn, khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường ruột.
Thêm vào đó do hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện, chỉ cần một vài sự thay đổi hoặc chế độ ăn uống của mẹ không đảm bảo là cũng có thể khiến con bị đầy bụng.
Khó chịu, thường xuyên quấy khóc cả đêm lẫn ngày
Khi bị đầy hơi bé thường có biểu hiện khó chịu, thường xuyên quấy khóc cả đêm lẫn ngày. Đồng thời mẹ sẽ thấy bụng bé căng và chướng lên, bé ợ hơi và xì hơi liên tục, chán ăn và bỏ bú, ngủ không sâu giấc, có trường hợp còn kèm theo tiêu chảy…
Tìm hiểu: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì?
Giải pháp cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc:
Lúc này mẹ không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh xem xét lại các nguyên nhân có thể khiến bé bị đầy bụng là do đâu. Tuỳ vào từng nguyên nhân sẽ có giải pháp đối phó hiệu quả và toàn diện hơn. Cụ thể như sau:
+ Hãy kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng mẹ xem đã phù hợp với bé hay chưa. Bởi trong thời kỳ sơ sinh thì hệ tiêu hoá của bé còn non yếu nên mẹ cần có chế độ kiêng khem nhất định.
Nếu như mẹ ăn nhiều các thực phẩm gây đầy bụng, uống nhiều đồ uống có gas, ăn nhiều đồ cay nóng… thì chắc chắn em bé sẽ bị ảnh hưởng và dẫn tới đầy hơi. Do vậy cần phải thay đổi lại chế độ ăn uống bằng cách tăng cường ăn rau xanh, các thực phẩm dễ tiêu để bé mau khỏi đầy bụng.
Mẹ hạn chế ăn nhiều các thực phẩm gây đầy bụng, uống nhiều đồ uống có gas, ăn nhiều đồ cay nóng…
+ Kiểm tra và thay bình sữa phù hợp cho bé. Bạn nên biết nhiều loại bình sữa kém chất lượng thường chảy rất nhanh hoặc không có van lỗ nên khiến trẻ bú sữa thì ít mà hơi thì nhiều. Vì thế hãy chọn loại bình có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc là có van kiểm soát lượng sữa để giúp bé tránh bị nuốt hơi khi bú.
Kiểm tra và thay bình sữa phù hợp cho bé, không sử dụng sữa bé đã uống còn thừa để lâu
Đọc thêm: Bé bị đầy bụng có nên uống sữa?
+ Cho bé bú đúng tư thế cũng là cách giúp trị chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh tương đối hiệu quả. Theo đó khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc mẹ nên ngồi để cho con bú, sao cho đầu bé cao hơn dạ dày. Như vậy sẽ giúp sữa chảy xuống dưới dạ dày còn hơi khí thừa sẽ được đẩy lên trên và mau chóng bị đẩy ra ngoài.
Cho bé bú đúng tư thế
+ Khi bé bị đầy hơi thì mẹ nên cho con bú với lượng sữa vừa phải, không được bú quá nhiều. Bởi vì dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên nếu bú quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hoá không kịp xử lý, là nguyên nhân dẫn tới đầy bụng.
+ Không nên cho bé sơ sinh ăn dặm quá sớm. Nếu như sau khi ăn dặm vài bữa mà mẹ thấy bé có biểu hiện đầy hơi thì chắc chắn là do dạ dày bé chưa thích nghi được với thức ăn dặm. Do đó hãy dừng lại, chỉ nên cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, ít nhất đợi trẻ được 6 tháng tuổi thì mới cho bé ăn dặm.
+ Bên cạnh đó để giúp con mau hết đầy hơi và quấy khóc thì mẹ có thể thực hiện các động tác massage nhẹ lên vùng bụng cho con.
Bạn đợi bé ăn xong khoảng 1 tiếng thì cho bé nằm ngửa, lấy tay massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ sẽ khiến bé thấy dễ chịu hơn.
Lưu ý: Trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc liên tục, áp dụng các biện pháp trên mà không có hiệu quả. Hoặc bé có thêm các triệu chứng khác như đi ngoài ra máu, táo bón, nôn mửa liên tục, khóc lớn và bỏ ăn… cha mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Xem thêm:
>>> Cách chữa đầy hơi chướng bụng cho bé không dùng thuốc mà hiệu quả
>>> Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi đúng cách và hiệu quả
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn