Nguyên nhân và cách khắc phục bé bị trớ sữa hiệu quả

Bé Hay Bị Trớ Sữa là hiện trạng thực tế đang diễn ra ở những gia đình có con nhỏ. Mặc dù phổ biến nhưng nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên, liên tục cha mẹ không nên coi thường vì đây có thể là dấu hiệu báo trước bé đang gặp phải những bất ổn về sức khỏe. 

Dấu hiệu nhận biết bé bị trớ sữa

Khi con bị trớ sữa (hay ọc sữa) mẹ sẽ thấy bé ọc sữa ra khỏi miệng giống như vòi nước chảy, sữa trớ vọt ra với lượng lớn khiến các mẹ hốt hoảng. Tuy nhiên trớ sữa cũng có nhiều mức độ khác nhau, với những trường hợp nhẹ thì sữa chỉ trớ lên tới cổ rồi bé tự nuốt xuống chứ không phọt hẳn ra ngoài hoặc chỉ trớ ra 1 chút ở khóe miệng. 

Bé bị nôn trớ nên bế đứng hoặc nghiêng 45 độ để tránh sặc sữa vào phế quản

Bé bị nôn trớ nên bế đứng hoặc nghiêng 45 độ để tránh sặc sữa vào phế quản

Trớ sữa thường xảy ra ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoặc bú sữa công thức. Tình trạng ọc sữa có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, có những trẻ bị trớ sữa sau khi vừa mới bú xong, ọc sữa khi vặn vẹo người hoặc bị nấc cụt, có bé bú xong ngủ một giấc rồi thức dậy mới bị trớ sữa vón cục do đang tiêu hoá dở.

Bé hay bị trớ sữa kéo dài và thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc hấp thu dinh dưỡng, bé sẽ chậm lớn và chậm tăng cân. Đồng thời còn có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, vì thế mẹ tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ

Nguyên nhân bé bị trớ sữa

- Do hệ tiêu hoá của trẻ còn non và chưa hoàn thiện, cộng thêm việc dạ dày của bé sơ sinh cũng còn nhỏ và nằm ngang, cao hơn so với người lớn nên rất dễ bị ọc sữa. Thêm vào đó lúc này cơ thắt tâm vị hoạt động kém nên khi bé ăn no quá hoặc chỉ cần thay đổi tư thế đột ngột thôi cũng sẽ khiến trẻ dễ bị ọc sữa.

- Do bé bú mẹ nhiều, ăn quá no cộng thêm sữa lại là thức ăn dạng lỏng nên sẽ càng dễ bị trớ sữa hơn so với các thức ăn dạng đặc khác.

- Trẻ nôn trớ ra sữa vón cục là do trẻ uống nhiều sữa công thức, ít hoặc không được bú sữa mẹ. Bởi sữa công thức sẽ tiêu hóa lâu hơn so với sữa mẹ, đặc biệt sữa sẽ nằm lại ở dạ dày lâu hơn, dễ gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu và dễ ọc sữa hơn. Bé thường nôn ra sữa đang tiêu hoá dở, vì thế thường thấy vón cục.

Kiểm tra lại sữa công thức và thời gian sử dụng sữa bao lâu cho bé

Kiểm tra lại sữa công thức và thời gian sử dụng sữa bao lâu cho bé

- Do trẻ bú quá nhanh hoặc nằm ngang khi bú cũng gây ra trớ sữa, nếu kéo dài mà mẹ không điều chỉnh sẽ dẫn tới bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

- Bé bị trớ nhiều cặn sữa có thể là do bị trào ngược dạ dày, vì thế ngay khi sữa đang tiêu hoá cũng có thể bị trớ ra ngoài, bạn thấy trong sữa có các cục bị vón do chưa tiêu hoá xong.

Một số lý do như mặc tã quần cho bé quá chặt, đặt bé nằm ngay sau khi ăn no, mẹ không vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn để giúp bé đẩy bớt khí thừa ra khỏi da dày hay bé bị dị ứng với sữa công thức cũng đều dễ gây trớ sữa.

Đọc thêm: Phải làm gì khi bé ăn bị nôn trớ?

Cách khắc phục bé bị trớ sữa hiệu quả

- Nếu thấy con có biểu hiện trớ sữa mẹ cần cho bé nằm nghiêng 1 bên để giúp cho sữa trào ra ngoài qua khóe miệng, tránh cho trẻ bị ọc sữa lên mũi hoặc vào vòi tai bé.

- Rửa mũi cho bé bằng dung dịch nước muỗi loãng, giúp làm sạch mũi, chống viêm nhiễm và giúp bé dễ chịu hơn.

Rửa mũi hoặc hút mũi cho bé thường xuyên

Rửa mũi hoặc hút mũi cho bé thường xuyên

- Mẹ nhớ không được cho bé ăn ngay sau khi vừa mới trớ, tốt nhất đợi 30 phút sau khi con bị trớ sữa thì mới nên cho bé ăn lại.

- Mẹ vác bé đứng ít nhất 30 phút khi bú xong, như vậy sẽ giúp sữa xuôi và tiêu hoá tốt, tránh tình trạng bị trớ sữa ra ngoài rồi mới được đặt bé. Khi cho bé nằm thì nên đặt đầu cao hơn so với dạ dày ít nhất 30 độ để giảm ọc sữa.

 Mẹ vác bé đứng ít nhất 30 phút khi bú xong

Mẹ vác bé đứng ít nhất 30 phút khi bú xong để tránh tính trạng trớ sữa

- Đối với chế độ ăn mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, cần cho ăn vào giờ nhất định, mỗi bữa ăn lượng vừa đủ để bé hấp thu tốt, không nên cho bé ăn quá no. Đồng thời sau khi bé bú xong mẹ cũng không được đùa giỡn với bé quá mức.

Tư thế bú cũng làm cải thiện tốt hiện tượng trớ sữa ở trẻ

Tư thế bú cũng làm cải thiện tốt hiện tượng trớ sữa ở trẻ

- Với bé bị trớ sữa thì mẹ cần điều chỉnh tư thế bú cho phù hợp, mẹ nên cho con bú tư thế ngồi để tránh bị ọc sữa. Đồng thời dùng 2 ngón tay để kẹp núm vú lại giúp sữa chảy chậm hơn, tránh bé bú quá nhanh sẽ nuốt phải nhiều không khí và dễ ọc sữa hơn.

Nếu hiện tướng trớ sữa ở trẻ kéo dài, không rõ nguyên nhân cha mẹ cần đưa trẻ tới các trung tâm y tế uy tín để khám và kịp thời điều trị.

Tham khảo:

>>> Trẻ bị nôn trớ liên tục có nguy hiểm không?

>>> Trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm xử lý thế nào?

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status