Tại sao trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm? Xử lý như thế nào?

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các dị vật cản trở đường thở ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu Trẻ Bị Ho Nôn Trớ Nhiều Về Đêm lại trở thành dấu hiệu bất thường, gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé, bé cần được cha mẹ quan tâm và tìm cách xử lý ngay lập tức.

Nôn trớ là tình trạng mà các chất ở trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản rồi ra miệng. Tuỳ từng nguyên nhân gây bệnh mà có bé nôn nhiều nôn ít, có bé nôn trớ liên tục nhiều lần trong ngày, thậm chí cả đêm lẫn ngày, cả khi ăn no lẫn lúc nằm ngủ. Còn nếu như bé kèm theo dấu hiệu ho vào ban đêm thì tình trạng này càng trở lên nghiêm trong hơn.

Bé bị nôn trớ nhiều lần trong ngày các mẹ cần cảnh giác

Bé bị nôn trớ nhiều lần trong ngày - Trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm

Lý do chính khiến trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm?

Nếu mẹ phát hiện thấy con thường xuyên bị ho kèm theo bị nôn trớ về đêm hãy nghĩ ngay tới những nguyên nhân này:

- Do bé bị cảm lạnh, bị cảm cúm:

Nếu bé mắc các chứng bệnh này sẽ khiến bé liên tục bị ho và nôn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là vào ban đêm. Khi bị cảm thường gây viêm đường hô hấp dưới và gây ho có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ và ho có đờm.

- Do bé bị ho khan hoặc ho có đờm lâu ngày:

Khi trẻ bị ho có đờm đặc sẽ ho nhiều hơn về ban đêm, điều đó khiến cho cơ bụng bị co thắt và là nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ mất kiểm soát ở trẻ. Đặc biệt khi ho và nôn xong trẻ gần như không muốn ăn uống bởi trong cổ họng có dịch chua và vị đắng từ dạ dày trào lên.

Ho cũng là một trong những nguyên nhân bé bị nôn trớ

Ho cũng là một trong những nguyên nhân bé bị nôn trớ - Trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm

- Bé ho nôn trớ về đêm là do bị viêm đường hô hấp, thường là do viêm phế quản, viêm phổi hay viêm họng, viêm amidan gây ra.

Khi mắc các bệnh này bé thường có biểu hiện bị ho, ho kéo dài kèm theo bị nôn trớ, trào ngược thức ăn từ dạ dày lên.

- Do bé bị dị ứng khi thay đổi thời tiết.

Bởi hệ miễn dịch của bé lúc này vẫn còn rất yếu, do đó nếu như thời tiết mà đột ngột thay đổi, nhất là lúc chuyển mùa từ nóng sang lạnh cũng rất dễ khiến bé bị dị ứng, là nguyên nhân khiến bé ho nôn trớ về đêm.

- Do trẻ đang mắc một số bệnh lý nào đó về dạ dày như bệnh viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, hoặc trào ngược dạ dày thực quản… khiến thức ăn trào lên trên cổ họng, lâu ngày gây viêm tích tụ đờm và thức ăn ở cổ họng khiến bé muốn ho cho dễ chịu.

Chăm sóc trẻ bị nôn trớ nhiều về đêm:

- Giữ ấm cổ cho bé

- Bổ xung dinh dưỡng và sức khỏe cho bé

- Cho bé ăn làm nhiều bữa ít một

- Thay đổi chế độ ăn đa dạng về đêm cho bé

Cách xử lý khi trẻ bị ho nôn trớ nhiều

- Khi thấy bé đang nôn, mẹ nên để bé nằm nghiêng sang một bên để nôn hết chất dịch trong miệng ra ngoài. Tuyệt đối không được bế bé xốc thẳng ngay lên bởi như vậy dịch nôn có thể lên mũi hoặc sẽ tràn vào đường hô hấp khiến trẻ bị sặc, gây khó thở hoặc suy hô hấp.

Để bé nằm nghiêng sang một bên để nôn hết chất dịch trong miệng ra ngoài

Để bé nằm nghiêng sang một bên để nôn hết chất dịch trong miệng ra ngoài - Trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm

- Cho bé uống nước ấm nhằm giúp loại sạch các dịch nôn bám ở miệng, tránh cảm giác bị đắng và chua ở miệng, giúp ổn định dạ dày và tránh trào thức ăn lên trên. Khi uống thì cho bé uống từ từ, từng ít một, tránh uống quá nhanh.

- Mẹ phải giữ ấm cơ thể cho bé, không nên bật điều hoà quá lạnh, và chú ý nên đắp một chăn mỏng ngang bụng bé. Còn vào mùa đông thì cần đội mũ và quàng khăn cho bé, tránh để bé cảm lạnh sẽ gây ho và nôn trớ.

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch. Qua đó giúp cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại các tác nhân có hại gây bệnh như vi khuẩn, virut, nấm, ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp.

- Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên cho bé ăn quá nhiều vào ban đêm, nhất là các đồ ăn có tính acid cao, thực phẩm có hàm lượng đường cao.

Ngoài ra nếu thấy trẻ ho nôn trớ nhiều kèm theo các biểu hiện bất thường khác như sốt cao, thở khò khè, thở nhanh, khó thở, sút cân, trẻ mệt mỏi… cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Tại đây bác sỹ sẽ kiểm tra chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Đọc thêm:

>>> Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm là mắc bệnh gì

>>> Làm gì khi bé bị nôn trớ và sốt? mẹ xử lý thế nào?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status