Biện pháp xử lý hiệu quả khi trẻ bị nôn trớ

Nếu như bé bị nôn trớ, ọc sữa nhiều mà mẹ không biết cách xử lý có thể làm hại tới con, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng của bé. Chính vì thế các mẹ cần phải tham khảo ngay một số biện pháp giúp xử lý tình trạng nôn trớ ở trẻ dưới đây. 

Nôn trớ là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì nôn trớ là hiện tượng trẻ thường xuyên bị nôn ra thức ăn, nôn nhiều hay ít sẽ tuỳ thuộc vào từng mức độ khác nhau. Đặc biệt bé dễ bị nôn trớ nhất là ngay sau khi ăn xong bé vặn mình hoặc cười nhiều, khóc nhiều cũng gây trớ.

Có những bé còn bị trớ liên tục cả ngày lẫn đêm, cả khi no hay đói cũng trớ khiến mẹ lo sợ.

Bé dễ nôn trớ nhất là ngay sau khi ăn xong bé vặn mình hoặc cười nhiều, khóc nhiều

Bé dễ nôn trớ nhất là ngay sau khi ăn xong bé vặn mình hoặc cười nhiều, khóc nhiều

Sở dĩ trẻ dễ bị nôn trớ là bởi dạ dày của trẻ còn chưa hoàn thiện, các cơ van tâm vị còn yếu và xốp nhưng cơ môn vị lại rất phát triển, nên thức ăn dễ bị ứ đọng lâu trong dạ dày  Thêm vào đó dạ dày của bé còn nằm ngang và nằm cao gần lên trên thực quản, vì thế chỉ cần ăn quá no một chút cũng gây trào ngược.

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ em chủ yếu là do mẹ cho con ăn quá nhiều, bú sai cách, vừa bú xong đã nằm ngay, tư thế nằm không đúng, do dị ứng với sữa công thức, do ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó có thể là do mắc phải một số bệnh lý về tiêu hoá như viêm dạ dày, dị tật bẩm sinh, bị trào ngược dạ dày thực quản, hẹp thực quản… gây ra.

Trẻ bị nôn trớ mà không được xử lý sẽ khiến bé chậm lớn còi cọc vì không hấp thu đủ dinh dưỡng. Từ đó làm ảnh hưởng tới cả thể chất, trí tuệ và tâm lý của bé, do dó mẹ cần có các biện pháp can thiệp hỗ trợ sớm để giúp con thoát khỏi tình trạng này.

Đọc thêm: Trẻ bị nôn trớ nhiều làm gì để khắc phục?

Các bước xử lý khi trẻ bị nôn trớ đơn giản và hiệu quả:

- Trước tiên khi thấy con bị trớ sữa hoặc là thức ăn ra ngoài mẹ cần lật con nằm xuống và nằm nghiêng về một bên để giúp các dịch nôn được chảy hết ra ngoài. Tuyệt đối không được bế xốc bé thẳng dậy hoặc cố tình dùng tay vuốt ngực cho bé bởi như vậy dịch nôn và thức ăn sẽ dễ sộc vào mũi và phổi, từ đó khiến trẻ bị sặc, thậm chí bị suy hô hấp và đe doạ đến tính mạng của bé.

Vệ sinh sạch miệng cho bé sau khi nôn trớ

Vệ sinh sạch miệng cho bé sau khi nôn trớ

- Khi bé đã nôn xong, mẹ cần phải làm sạch miệng cho bé để tránh đắng miệng và chua miệng. Theo đó mẹ có thể cho con uống một chút nước ấm hoặc là lấy khăn sạch đem lau miệng cho trẻ, có thể quàng khăn trực tiếp vào cổ đề phòng bé nôn trớ tiếp. Với các bé sơ sinh nhỏ hơn thì mẹ nên đeo gạc vào ngón tay rồi khua vào miệng làm sạch các dịch nôn.

- Chắc chắn sau khi bé nôn xong bé sẽ mệt và quấy khóc lúc này mẹ cần bình tĩnh, không được quát lớn tiếng với con. Mẹ từ từ vuốt ngực và lưng cho bé, ru bé nhẹ nhàng để bé không khóc, bởi càng khóc có thể khiến bé nôn nhiều hơn nữa.

Vuốt ngực cho bé nhẹ nhàng để bé không khóc và tránh nôn nhiều hơn

Vuốt ngực cho bé nhẹ nhàng để bé không khóc và tránh nôn nhiều hơn

Đọc thêm: Trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm và cách xử lý

- Để xử lý tình trạng nôn ở trẻ em mẹ nên cho con nghỉ ngơi hoặc ngủ ngay sau khi nôn xong. Vì nôn trớ xong bé sẽ mệt, cần nghỉ ngơi, mẹ có thể bế vác con hoặc bế cao đầu con một chút để ru bé ngủ. Khi bé nghỉ ngơi thì các cơ quan bên trong cơ thể cũng được nghỉ nên tránh được nôn trớ.

- Khi trẻ bị nôn trớ mẹ lưu ý tuyệt đối không cho bé ăn ngay, phải chờ ít nhất là nửa tiếng sau đó mới nên cho bé ăn. Bởi lúc này bé vừa nôn xong sẽ mệt, không muốn ăn, nếu ăn ngay sẽ gây áp lực cho trẻ và gây nôn trớ ngay.

- Khi bé nằm hoặc ngủ thì mẹ cần kê cao đầu trẻ, luôn để thân mình phía trên cao hơn so với phía dưới để tránh tình trạng trào ngược. Có thể cho con nằm nghiêng sang một bên để bé không bị hít các chất nôn vào phổi.

Kê cao đầu cho bé để tránh tình trạng trào ngược

Kê cao đầu cho bé để tránh tình trạng trào ngược

Ngoài ra mẹ nhớ phải bù nước cho con bằng cách uống nước lọc, tốt hơn hãy pha thêm dung dịch điện giải theo hướng dẫn của bác sỹ. Bởi khi nôn trớ bé sẽ bị thiếu nước và mệt mỏi, việc bổ sung nước sẽ giúp cơ thể bé khoẻ mạnh và dễ chịu hơn.

Đọc thêm:

>>> Trẻ bị nôn trớ và sốt phải xử lý thế nào?

>>> Bé bị cảm lạnh nôn trớ nguyên nhân do đâu?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status