Đầy bụng khó tiêu là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp phải các vấn đề rắc rối ở hệ tiêu hoá. Trẻ bị đầy bụng khó tiêu có nguy hiểm không cũng là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ khi con chẳng may mắc phải hiện tượng này.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không phù hợp, việc mẹ cho con bú quá no và liên tục sẽ khiến tiêu hoá không kịp nên sinh ra khí. Bên cạnh đó người mẹ mà có chế độ ăn uống không phù hợp, ăn quá nhiều thực phẩm gây khó tiêu hoặc dùng nhiều thuốc kháng sinh, trẻ bú sữa đó vào sẽ rất dễ bị đầy bụng. Một số bé bị dị ứng với thành phần protein trong sữa công thức cũng là lý do gây đầy hơi.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng có thể do chế độ dinh dưỡng của trẻ không phù hợp
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi khó tiêu là biểu hiện của rối loạn tiêu hoá, lúc này mẹ có thể dễ dàng nhận thấy qua các hiện tượng như: sau khi bú 1-2 tiếng nhưng bụng bé vẫn căng tròn và trướng lên, bé cong lưng và duỗi đạp chân, bé đột ngột bỏ ăn và quấy khóc liên tục, bé khó ngủ, ngủ ít. Nhiều bé còn có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy hay táo bón…
Sau khi bú 1-2 tiếng nhưng bụng bé vẫn căng tròn và trướng lên, bé cong lưng và duỗi đạp chân
Tham khảo: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng phải làm sao?
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y tế, bé sơ sinh bị đầy hơi và khó tiêu nếu kéo dài mà không được xử lý kịp thời hay xử lý đúng cách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể:
- Làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ: giai đoạn sơ sinh là lúc bé đang phát triển mạnh nhưng khi bé bị đầy bụng thì bé sẽ bỏ ăn, chán ăn, không hấp thu được dinh dưỡng nên sẽ chậm lớn. Thêm vào đó bé lại thường xuyên quấy khóc, ngủ kém, bị tiêu chảy hay táo bón sẽ làm suy giảm sức khoẻ của bé, bé trở nên mệt mỏi và yếu ớt.
Suy giảm sức khoẻ của bé, bé trở nên mệt mỏi và yếu ớt
Xem thêm: Trẻ bị đầy bụng có nên uống sữa?
- Gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ: bé bị đầy bụng khó tiêu khiến bé khó hấp thu được các chất dinh dưỡng từ nguồn sữa, cơ thể bé không có đủ dinh dưỡng để phát triển vì thế làm giảm khả năng phát triển não bộ của bé.
- Làm giảm sức đề kháng của trẻ: bạn nên biết rằng đường ruột là nơi có chứa rất nhiều lợi khuẩn và chứa nhiều tế bào miễn dịch nhất cho cơ thể. Chính vì thế khi hệ tiêu hóa có vấn đề thì hệ miễn dịch sẽ bị giảm sút, bé sẽ dễ bị ốm và mắc các bệnh lý khác.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác về đường ruột: trẻ bị đầy hơi khó tiêu kéo dài, thường xuyên xảy ra liên tục sẽ làm suy yếu chức năng đường ruột. Từ đó dễ làm phát sinh ra nhiều bệnh lý khác, thậm chí nếu bị tiêu chảy kéo dài còn dễ bị viêm hậu môn.
- Làm ảnh hưởng tới tâm lý của bé sơ sinh: do khó chịu ở bụng nên bé sẽ quấy khóc liên tục, có khi khóc cả ngày lẫn đêm. Lâu dần bé trở nên cáu kỉnh, tâm trạng không thoải mái, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của bé.
- Ngoài ra trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu còn gây ảnh hưởng tới chính sức khoẻ của mẹ. Người mẹ phải thức đêm dỗ dành con, lo lắng và suy nghĩ nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, dễ gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Như vậy có thể thấy rằng những ảnh hưởng khi trẻ bị đầy bụng khó tiêu gây ra là không hề nhỏ. Do đó nếu nghi ngờ con có những biểu hiện đầy hơi khó tiêu thì cha mẹ cần phải tìm cách xử lý càng sớm càng tốt, tránh gây ra những tác hại không đáng có.
Để giúp bé mau chóng bình phục, các mẹ có thể áp dụng các cách như: massage vùng bụng nhẹ nhàng cho bé, cho trẻ uống men vi sinh, chườm nóng bụng cho trẻ, thực hiện các động tác giúp trẻ ợ hơi ra ngoài… Bên cạnh đó mẹ cũng nên lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống cho thật hợp lý, ăn các thực phẩm dễ tiêu để hỗ trợ con mau hết bệnh.
Tham khảo:
>>> Trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc mẹ phải làm thế nào?
>>> Cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn