Bé ăn bị nôn trớ là hiện tượng không hiếm gặp, và hầu hết bé nào cũng ít nhất bị 1 lần. Nếu kéo dài sẽ khiến bé mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng và chậm phát triển. Do đó, cha mẹ cần khắc phục ngay tình trạng này bằng cách tham khảo những thông tin dưới đây.
Nguyên nhân khiến bé ăn bị nôn trớ
Cho bé ăn sai tư thế có thể khiến bé bị sặc và nôn trớ
- Do các mẹ cho con ăn sai tư thế như: cho bé nằm ăn, đầu thấp hơn dạ dày dễ khiến cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên.
- Do mẹ cho bé ăn quá nhiều, quá no: dạ dày của trẻ vốn rất nhỏ, còn nằm ngang và cao, do đó chỉ cần ăn quá no một chút là sẽ bị nôn trớ.
- Do vừa ăn vừa xóc bé, vừa ăn no xong lại nô đùa nhiều, bé cười lớn hoặc khóc nhiều cũng rất dễ bị nôn trớ khi ăn hoặc sau khi ăn xong.
- Do bé vừa ăn xong mẹ đã cho con nằm ngay xuống giường, không gối cao đầu cho bé, đặt đầu thấp hơn dạ dày nên sữa dễ trào ngược.
- Do loại bình sữa thiết kế không phù hợp, không có các van thoát hơi, vì thế khiến bé bú phải nhiều khí thừa hơn, dẫn đến nhanh no, khí trong bụng nhiều không được hỗ trợ để giúp đẩy khí thừa ra sẽ gây ọc sữa.
Bé ăn xong mẹ cho bé nằm ngay không gối đầu cao có thể khiến bé thường xuyên bị nôn trớ
Thêm vào đó do cơ địa của bé còn yếu, hệ tiêu hoá đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy chỉ cần một vấn đề nhỏ trong ăn uống cũng có thể khiến bé bị nôn trớ.
Xem thêm: Cách chữa nôn cho trẻ hiệu quả và an toàn nhất
Trẻ hay nôn trớ khi ăn mẹ cần làm gì?
Nếu như bé nhà bạn thường xuyên gặp phải vấn đề này thì các mẹ cần áp dụng ngay một số cách sau để khắc phục tình trạng nôn trớ ở con. Cụ thể:
- Mẹ cần cho con bú đúng tư thế, tốt nhất là cho bé bú ở tư thế ngồi, không nên nằm bú. Đồng thời mẹ nhớ đặt đầu bé cao hơn so với dạ dày, như thế khi bú thì sữa sẽ đi thẳng xuống dạ dày được, hơi bị đẩy lên trên nên sẽ tránh được bị nôn sữa.
- Với các bé ăn dặm cũng vậy, mẹ không cho con nằm khi ăn, tốt nhất hãy cho bé ngồi vào ghế ăn dặm, như vậy sẽ tạo cảm giác thoải mái cho con khi ăn.
- Nếu bé ăn bị nôn trớ mẹ nên cho con ăn lượng vừa phải, kể cả bú và ăn dặm, không nên ăn quá no. Thay vào đó hãy chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa chỉ cần ăn một lượng vừa phải, ăn đúng vào thời gian cố định, giúp tiêu hoá tốt mà còn tránh bị trớ.
Ban đêm khi cho con bú, lúc đầu mẹ nên cho bé bú bên trái trước
- Vào ban đêm khi cho con bú, lúc đầu mẹ nên cho bé bú bên trái trước bởi lúc này lượng sữa ở trong dạ dày còn ít nên bé có thể nằm nghiêng bên phải. Sau một lúc thì mẹ cho con nằm sang bên phải bởi lúc này dạ dày của bé đã nhiều sữa nên cần nằm nghiêng trái, nằm như vậy giúp sữa sẽ dễ xuống dạ dày mà không lo gây trào ngược ra ngoài.
- Đối với những bé mà bú bình thì mẹ cần chọn cho bé loại bình có các van thoát khí để giúp bé không bị nuốt khi vào bụng khi bú.
Đồng thời khi bé bú thì mẹ giữ bình sữa hơi nghiêng sao cho đầu núm vú cao su đầy sữa, tránh để bình nằm ngang bé sẽ nuốt phải nhiều khí dễ gây tình trạng trướng bụng khiến bé bị trớ.
Đặc biệt với trẻ hay nôn trớ sau khi ăn mẹ cũng cần lưu ý sau khi bé ăn xong mẹ không nên cho con nằm ngay. Thay vào đó hãy bế vác trẻ rồi vỗ nhẹ nhẹ vào lưng bé, đây là cách cực kỳ hữu hiệu giúp bé đẩy bớt khí thừa trong dạ dày hạn chế tình trạng đầy bụng giúp xuôi sữa, hỗ trợ tiêu hoá và ngăn chặn sữa trào ra ngoài.
Ngoài ra với nhiều bé ăn dặm bị nôn trớ thường xuyên có thể do thành phần ăn dặm không ngon, không kích thích, nhiều dầu mỡ và chất béo. Vì vậy hãy kiểm tra và bổ sung thêm các chất xơ từ rau xanh và củ quả để giúp dạ dày dễ tiêu hoá hơn.
Trong trường hợp bé nôn trớ với tần suất nhiều, cả ngày cả đêm, trớ cả lúc ăn lẫn lúc bình thường kèm theo thường xuyên quấy khóc, bé sụt cân và chậm lớn, ngủ kém thì mẹ nên cho bé đến gặp bác sỹ để khám, tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị tốt nhất.
Đọc thêm:
>> 8 Cách giúp bé bị nôn trớ nhanh khỏi
>> Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày do đâu?