Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày là hiện tượng bất thường, cảnh báo trẻ đã gặp phải những vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Hiện tượng nôn trớ liên tục ở bé sơ sinh là lúc nào bé cũng có thể bị ọc sữa, kể cả khi bé bú no hay không cũng bị ọc, đang nằm cũng ọc sữa ra miệng, có khi ăn đến đâu trào hết sữa ra đến đó. Nhất là vào mùa lạnh nếu trẻ trào sữa ra cổ ra miệng mà không được xử lý sớm sẽ khiến bé bị lạnh, mùa hè dễ gây mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày
Theo các chuyên gia y tế cơ địa trẻ sơ sinh khá nhạy cảm, lúc này hệ tiêu hoá còn rất non kém van tâm vị còn yếu, van môn vị lại rất phát triển, đang trong quá trình hoàn thiện các van dạ dày chưa hoạt động đồng bộ. Do đó rất dễ bị nôn trớ nếu không biết cách chăm sóc. Nếu bé thường xuyên bị ọc sữa rất có thể là do những nguyên nhân sau gây ra:
Bé bị ọc sữa có thể do ngộ độc thực phẩm
- Do bé bị ngộ độc thực phẩm: nguyên nhân có thể là do mẹ ăn phải các thức ăn có nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng, nhất là đồ hải sản và các đồ tươi sống chưa chế biến kỹ. Cho nên khi bé bú sữa đó vào sẽ dễ bị ngộ độc, gây ra nôn trớ kéo dài nhiều lần.
Bé bị nôn trớ do dị ứng với thành phần của sữa công thức
Đọc thêm: Bé bị cảm lạnh nôn trớ
- Do bé bị dị ứng với thành phần trong sữa công thức: trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh nên chức năng hoạt động tiêu hoá còn kém, không phải thành phần dinh dưỡng nào bé cũng tiêu hoá và hấp thu được. Nếu mẹ cho bé ăn sữa công thức sớm, nhất là các loại sữa giàu dinh dưỡng có hàm lượng đạm cao, có thể hệ tiêu hoá của bé sẽ bị dị ứng với một trong các thành phần có trong sữa nên dẫn tới ọc sữa. Thậm chí còn khiến bé bị táo bón hoặc là tiêu chảy khi uống sữa này.
- Do mẹ không chú ý vệ sinh bình ty cho con sạch sẽ, vi khuẩn và nấm bám vào đầu ti nên khi bé bú bình ty sẽ dễ nuốt vào các vi khuẩn đó, từ đó gây nhiễm trùng đường ruột và là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày.
- Do bé đang mắc phải một số bệnh lý đường ruột nào đó, ví dụ như bệnh viêm dạ dày, bệnh viêm ruột, lồng ruột hoặc bị teo tá tràng,…. Khi mắc các bệnh này, ngoài triệu chứng ọc sữa liên tục thì các bé còn bị sốt và phát ban, quan sát thấy dịch nôn bất thường, bé thường xuyên la khóc do đau bụng.
- Do bé bị trào ngược acid dạ dày: tức là dịch tiêu hóa ở dạ dày bị trào lên thực quản. Nguyên nhân thường là do cơ vòng thực quản dưới của bé đóng mở không đều, tạo điều kiện cho dịch dạ dày chảy ngược lên thực quản và ra khỏi miệng của bé. Vì thế chỉ cần bé bú no, bú nhanh là rất dễ bị trào ngược.
Nôn trớ liên tục có thể do bé bị trào ngược acid dạ dày
- Do mẹ cho bé bú không hợp lý: như cho bé bú quá nhiều, bé bú no gây căng tức bụng và ợ sữa. Đặc biệt việc mẹ cho con bú sai tư thế, bé vừa ăn no đã đặt xuống ngay cũng khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục nhiều lần trong ngày.
- Do bé bị đầy hơi, chướng bụng: lúc này lượng khí thừa trong dạ dày của bé nhiều, vì thế thường có xu hướng đẩy ngược lên thực quản khiến trẻ thường xuyên bị nôn trớ.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày phải làm sao?
Nếu thấy con gặp tình trạng trên mẹ cần lưu ý cho bé bú ít hơn, bú với lượng vừa phải nhưng chia đều làm nhiều lần để bé hấp thu tốt.
Đặc biệt mẹ cần cho con bú đúng cách để tránh bé bú quá nhiều hơi vào dạ dày. Chọn loại bình có thiết kế van phù hợp để bé không bú phải hơi.
Cho con bú đúng tư thế, đặt đầu cao hơn dạ dày. Sau khi bú xong nên vỗ nhẹ lưng bé 1 lát giúp bé ợ hơi rồi mới cho bé nằm, không được đặt bé nằm ngay sau khi vừa bú.
Các mẹ cần kiểm tra lại chế độ ăn phù hợp, dễ tiêu hóa
Ngoài ra mẹ cũng nên kiểm tra lại chế độ ăn của bản thân đã phù hợp chưa mẹ nên ăn nhiều rau củ quả, hạn chế thực phẩm giàu đạm, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Với bé bú sữa công thức mẹ nên kiểm tra sữa công thức có hợp với thể trạng bé sơ sinh chưa để thay đổi loại sữa cho phù hợp cho con, mẹ nên chọn cho con loại sữa có thành phần đạm tự nhiên gần giống với thành phần có trong sữa mẹ, loại sữa có hàm lượng lactose thấp để bé dễ dàng hấp thu và tiêu hóa tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu.
Đọc thêm:
>>>-Chăm sóc bé bị cảm lạnh nôn trớ hiệu quả
>>> Bạn có biết Trẻ bị nôn trớ và sốt phải làm gì?