Trẻ bị tiêu chảy kéo dài không chỉ gây mệt mỏi mà còn dẫn đến mất nước, suy nhược cơ thể và gây tử vong. Chính vì vậy, việc nắm được nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em là cực kỳ quan trọng. Điều này sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong công tác phòng ngừa bệnh, ngăn chặn bệnh xảy ra, làm giảm nguy cơ trẻ em bị tiêu chảy xuống mức thấp nhất.
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế thì tiêu chảy được xem là yếu tố hàng đầu khiến trẻ bị mất nước nhanh. Một khi cơ thể bị mất nước sẽ gây suy kiệt sức khoẻ, độc tố tích tụ, ảnh hưởng tới sự hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, sau cùng là dẫn tới tử vong. Cũng theo các số liệu thống kê thì tỷ lệ trẻ em bị tử vong do tiêu chảy là không hề nhỏ, vì thế các ông bố bà mẹ tuyệt đối không được chủ quan với bệnh lý này.
Những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em thường gặp nhất
Thực tế tiêu chảy xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do:
- Do bé bị nhiễm trùng bởi virus , đây là thủ phạm hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ. Nhiễm trùng đường ruột do virus gây ra thường có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, đau bụng, nôn mửa, sốt và đau đầu, cơ thể mệt mỏi.
- Do vi khuẩn và ký sinh trùng: thường gặp nhất là tụ cầu, vi khuẩn E Coli, lỵ trực trùng, vi khuẩn tả...cùng một số ký sinh trùng khác.
Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu là do virut và vi khuẩn.
- Do trẻ bị ngộ độc thực phẩm: trẻ không may ăn phải thực phẩm bẩn, có chứa vi khuẩn và vi trùng. Khi chúng xâm nhập vào dạ dày sẽ sản sinh độc tố gây tiêu chảy. Ngoài tiêu chảy thì bé còn bị nôn mửa, mất nước trầm trọng.
- Do tác dụng phụ của thuốc: việc mẹ cho bé sử dụng một số thuốc nhuận tràng hoặc các thuốc như amoxicillin, erythromycin, penicillin hay cephalosporin thường gây tác dụng phụ, là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em. Vì thế tuyệt đối không nên cho bé dùng thuốc bừa bãi, tránh những ảnh hưởng không đáng có.
- Do chế biến và bảo quản thực phẩm không tốt: ví dụ như thực phẩm mẹ mua về chưa làm sạch vẫn còn chứa vi khuẩn. Hoặc do nấu chưa chín kỹ, quá trình chế biến bẩn, bảo quản thức ăn không tốt, cho bé ăn đồ ăn ôi thiu cũng rất dễ làm nhiễm khuẩn.
- Do không vệ sinh tay sạch sẽ khi ăn: các mẹ nên biết trẻ con rất hiếu động, chúng có thể động chạm vào bất cứ đâu, kể cả mặt đất. Vì thế tay bé thường chứa nhiều vi khuẩn, nếu mẹ không rửa tay sạch sẽ cho bé trước khi ăn, bé đưa tay lên miệng sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa .
- Ngoài ra, việc mẹ cho con ăn nhiều thực phẩm giàu chất đường ngọt, ăn nhiều hải sản gây lạnh bụng hoặc đồ sống cũng sẽ khiến bé bị tiêu chảy.
Các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Để phòng tránh tình trạng trẻ bị tiêu chảy thì các mẹ nên thực hiện những điều sau:
+ Chú ý vệ sinh sạch sẽ tay cho bé bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên, nhất là sau khi bé đi chơi hoặc sau khi đi vệ sinh.
+ Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch để chế biến cho bé, quá trình chế biến phải sạch và khoa học, không cho bé ăn thực phẩm bẩn.
+ Tất cả thức ăn cần đảm bảo nấu chín kỹ, nước đun sôi mới cho bé uống. Đồng thời cần bảo quản đồ ăn tốt, đồ ăn để quá lâu thì không được cho bé ăn.
Vệ sinh tay sạch sẽ cho bé với xà phòng để tránh bị tiêu chảy.
+ Hạn chế cho bé ăn quá nhiều hải sản, tránh ăn đồ sống tái và đồ cay nóng
+ Tất cả đồ dùng của bé như bình bú, ti giả, đồ dựng pha sữa của bé phải vệ sinh sạch và tiệt trùng cẩn thận
+ Vệ sinh sạch sẽ không gian sống của bé, đảm bảo nơi ngủ sạch sẽ và thoáng mát
+ Cho con bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu để giúp tăng cường hệ miễn dịch.
+ Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé, bao gồm 4 nhóm thực phẩm chính (tinh bột, chất béo, chất xơ và đường), giúp nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
+ Bổ sung vitamin C cho bé để tăng sức khoẻ, cho bé uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình tiêu hoá, giải độc trong cơ thể và đẩy lùi các nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em.
Đọc thêm:
> Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn
>> Cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em hiệu quả