Các mẹ nên biết rằng dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ có những điểm khác biệt so với trẻ lớn hơn. Nếu mẹ không chú ý quan sát sẽ khó có thể nhận biết, khiến tình trạng tiêu chảy ở trẻ kéo dài và đe doạ đến tính mạng. Và thực tế cho thấy đã có không ít trường hợp bé sơ sinh bị tử vong do mất nước vì bị tiêu chảy nhiều ngày mà mẹ không hề biết.
Theo các chuyên gia y tế thì tiêu chảy là một trong các triệu chứng bệnh lý cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Nhưng các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ lại rất khó nhận biết nếu không để ý kỹ. Hậu quả của tình trạng tiêu chảy lâu ngày đó là gây mất nước, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và làm mất cân bằng thân nhiệt của bé. Nguyên nhân bé tiêu chảy chủ yếu là do bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, cũng có thể do mẹ ăn uống không đảm bảo vệ sinh nên khi bé bú sữa mẹ vào sẽ bị tiêu chảy.
Dấu hiệu bé sơ sinh nhà bạn đang mắc bệnh tiêu chảy
Muốn biết được trẻ sơ sinh có phải bị tiêu chảy hay không thì mẹ cần phải nắm được khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào trẻ đi ngoài bất thường. Không giống như người lớn, số lần đi tiêu ở bé sơ sinh vốn rất nhiều, mỗi ngày bé có thể đi từ 3-5 lần, thậm chí là gần chục lần. Vì vậy cứ không phải thấy con đi tiêu hơn 3 lần/ngày là mẹ đã vội vàng quy kết trẻ bị tiêu chảy. Tránh dẫn đến những can thiệp không đáng có.
Bé sơ sinh bị tiêu chảy thường đi ngoài nhiều lần, phân loãng và hôi.
Sở dĩ bé sơ sinh thường đi tiêu nhiều lần như vậy là bởi vì thức ăn chính của bé lúc này là sữa mẹ. Do vậy mà bé sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau khi bú mẹ, bên cạnh đó thì phân của bé cũng mềm và lỏng, nhưng không hề nặng mùi. Phân của trẻ cũng sẽ tuỳ thuộc vào thức ăn mà mẹ đã ăn trước đó, nếu mẹ ăn nhiều đồ cay nóng thì phân thường cứng hơn. Còn nếu như bé dùng sữa ngoài thì đa phần phân sẽ đặc hơn, có màu xanh hơn và thường có mùi nặng hơn so với trẻ bú mẹ.
Việc xác định chính xác dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ 4 tháng tuổi hay 1, 2, 3…tháng tuổi sẽ dễ dàng hơn thông qua các biểu hiện cụ thể sau đây:
+ Trẻ sơ sinh đột nhiên đi ngoài nhiều lần hơn so với những ngày bình thường. Ví dụ bình thường bé đi 3-5 lần, thì khi tiêu chảy bé sẽ đi từ trên 5 lần trở lên.
+ Phân của trẻ bị tiêu chảy sẽ lỏng hơn rất nhiều, thấy nhiều nước, phân loãng, quan sát hầu như chỉ thấy nước. Đặc biệt màu phân cũng thay đổi và thường có mùi hôi tanh.
+ Trong phân có lẫn máu: đây là dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh do bị nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng, vì thế mà làm xuất huyết dạ dày, gây đi ngoài ra máu.
+ Thân nhiệt của bé tăng cao hơn thường ngày, bé có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ
+ Bên cạnh các triệu chứng trên thì trẻ còn thường xuyên quấy khóc, bé có biểu hiện khó chịu, bứt rứt trong người, dễ cáu gắt
+ Trẻ bỏ ăn, bú kém, bỏ bú, ăn không ngon miệng
+ Thường xuyên nôn trớ cũng là dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ mà mẹ nên biết. Khi bị nhiễm độc, bé không chỉ đi ngoài nhiều mà còn kèm theo nôn, nôn mửa sau khi ăn.
Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?
- Đầu tiên mẹ nhớ cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn, nhưng nên chia làm nhiều cữ bú. Như vậy sẽ giúp bù nước đã mất do tiêu chảy, đồng thời còn hỗ trợ giảm sốt do tiêu chảy.
Vệ sinh sạch sẽ tay, hậu môn cho bé khi bị tiêu chảy.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho bé với nước ấm, nhất là sau mỗi lần bé đi ngoài
- Vệ sinh tay bé sạch sẽ để tránh đưa vi khuẩn lên miệng, có thể đeo bao tay
- Hạn chế mặc bỉm nếu không thực sự cần thiết, giúp cho hậu môn bé thông thoáng và ngăn chặn được nguy cơ viêm hậu môn
- Mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân như ưu tiên ăn cơm trắng, cháo gạo tẻ, chuối, bánh mỳ, ăn nhiều cà rốt trong bữa ăn, sử dụng các món ăn từ lá mơ…để tạo ra dòng sữa chất lượng, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hoá của bé.
Đọc thêm
>>> Cách chăm sóc và điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh