Tiêu chảy cấp là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ em, chủ yếu là do đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý đúng cách sẽ làm rối loạn các chất điện giải trong cơ thể và thậm chí là gây tử vong. Đặc biệt tiêu chảy cấp do virus có thể bùng phát thành dịch lớn, tốc độ lây lan nhanh, vì thế các mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Các chuyên gia y tế cho rằng trẻ bị tiêu chảy cấp thường chủ yếu là do bị nhiễm virus, vi khuẩn và một số loại ký sinh trùng khác. Trong đó thường gặp nhất đó là Rotavirus – thủ phạm gây tiêu chảy cấp hàng đầu hiện nay, có khi chúng còn lây lan thành đại dịch.
Ngoài ra trẻ bị tiêu chảy cấp còn do rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến, bao gồm như:
- Do bé ăn phải thức ăn bẩn, nhiễm khuẩn, ôi thiu, chế biến và bảo quản không sạch sẽ. Vì thế khi ăn vào sẽ khiến cho dạ dày nhiễm khuẩn rồi gây tiêu chảy cấp.
Bé bị tiêu chảy cấp thường là do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
- Do nguồn nước mà bé đang sử dụng, đang ăn uống bị ô nhiễm, có chứa vi khuẩn có hại. Sau một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới tiêu hoá và là lý do dẫn tới tiêu chảy.
- Tiêu chảy cấp ở trẻ do bé không rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh. Nhất là khi tay mà tiếp xúc với phân của những người mắc bệnh thì càng dễ bị bệnh.
- Do mẹ thường cho bé ăn nhiều đồ sống như rau sống, các loại hải sản…cũng sẽ gây lạnh bụng, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột.
- Do bé không được bú sữa mẹ, sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh đường tiêu hóa .
Tiêu chảy cấp trẻ em thường dễ xảy ra nhất là ở những bé dưới 1 tuổi. Bởi đây là giai đoạn mà hệ tiêu hoá của trẻ còn non, chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng kém nên càng dễ dàng bị vi khuẩn và virus tấn công gây tiêu chảy cấp.
Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy cấp ở trẻ em
Đối với trẻ bị tiêu chảy cấp thì thường có biểu hiện đi tiêu rất nhiều lần trong ngày, trung bình khoảng từ 3 - 10 lần/ ngày hoặc thậm chí là hơn. Quan sát phân của bé mẹ sẽ thấy lỏng hơn, có chứa nhiều nước, có mùi hôi tanh và màu cũng khác so với bình thường.
Những bé sơ sinh vẫn còn bú sữa mẹ thì số lần đi tiêu vốn đã nhiều, vì thế nếu bé bị tiêu chảy cấp thì số lần thường là trên 5 lần. Còn với trẻ nhỏ thì chỉ cần đi tiêu trên 3 lần/ngày tức là đã bị tiêu chảy. Nói tóm lại mẹ sẽ thấy số lần đi tiêu của con gấp đôi ngày thường.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài có thể gây tử vong.
Bên cạnh đó bé bị tiêu chảy cấp còn có một số triệu chứng khác như đau bụng, bé tỏ ra khó chịu, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc. Mẹ cũng sẽ thấy con ăn ít hơn, bỏ ăn, chán ăn, thường xuyên có thể bé sẽ thấy buồn nôn và nôn trớ, sốt nhẹ hoặc sốt cao…
Nếu tiêu chảy cấp ở trẻ mà không được điều trị sớm và kịp thời hoặc là điều trị không đúng cách sẽ khiến bé bị mất nước. Một khi cơ thể bị mất nước sẽ làm rối loạn một số chất điện giải trong cơ thể và nếu không bổ sung sớm sẽ gây tử vong.
Trẻ bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì?
Khi bé bị tiêu chảy cấp, mẹ lưu ý tuyệt đối không được tuỳ tiện cho bé uống bất cứ loại thuốc nào. Kể cả là thuốc hạ sốt cũng chỉ nên uống khi bé sốt cao trên 38 độ C, còn nếu sốt nhẹ thì không cần uống, khi dùng cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ.
Vệ sinh sạch sẽ và bù nước kịp thời khi bé bị tiêu chảy cấp.
Không được cho bé uống thuốc cầm tiêu chảy, vì lúc này bé đang đi ngoài để đào thải hết thức ăn bị nhiễm khuẩn. Nếu mẹ tự ý cho bé dùng thuốc sẽ càng gây hại cho con.
Bên cạnh đó nếu trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp do virus thì việc dùng thuốc cũng không có bất cứ tác dụng nào. Tốt nhất mẹ chỉ nên bù nước cho bé bằng cách cho con uống nhiều nước, bú mẹ nhiều, ăn uống hợp lý, vệ sinh tốt là con mau khỏi.
Đọc thêm: