Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Mẹo phải làm gì khi trẻ bị tiêu chảy? là hàng loạt những thắc mắc chung của các bà mẹ khi có con bị tiêu chảy. Điều này cực kỳ quan trọng bởi khi bé bị tiêu chảy mà mẹ không xử lý, không chăm sóc đúng cách sẽ khiến trẻ đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong. Do đó các mẹ lưu ý tuyệt đối không được phép chủ quan khi con có các dấu hiệu tiêu chảy.
Để biết chính xác trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, các mẹ có thể tham khảo một số kinh nghiệm hữu ích ngay sau đây. Qua đó chủ động biết cách đối phó để bé mau khỏi, tránh được những rủi ro không đáng có do bệnh gây ra.
1. Mẹ nên thực hiện bù nước cho con
Điều quan trọng đầu tiên mà mẹ cần làm khi con bị tiêu chảy đó là phải bù nước cho bé. Bởi vì tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể mất nước nhanh và trầm trọng nhất. Ngoài việc đi ngoài phân lỏng liên tục thì bé có thể còn sốt, nôn mửa nên càng mất nước nhanh chóng. Nếu không kịp thời bổ sung nước bé sẽ suy kiệt và nguy hiểm tính mạng.
Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước do tiêu chảy.
Theo đó mẹ nhớ cho bé uống nhiều nước, mỗi lần uống một ít một nhưng uống nhiều lần. Đảm bảo nước phải sạch, hơn hết là nước đun sôi để nguội. Mẹ cũng có thể kết hợp cho bé uống các loại nước ép hoa quả như nước cam, nước chanh ấm, trà gừng…để giúp con bù nước, tránh nguy cơ bị mất nước.
2, Hạ sốt cho trẻ đúng cách
Đa phần các trường hợp trẻ bị tiêu chảy thường kèm theo sốt. Có bé sốt nhẹ nhưng có bé sốt cao. Mẹ nhớ kiểm tra thân nhiệt của bé, xác định nhiệt độ sốt để có cách hạ sốt phù hợp. Tránh để sốt kéo dài bé sẽ càng mất nhiều nước.
Bé bị tiêu chảy kéo dài phải làm sao? Nếu như trẻ bị tiêu chảy mà sốt cao (trên 38,5 độ C) thì mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Nhưng nhớ tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ để lựa chọn loại thuốc phù hợp với bé. Đối với trường hợp sốt nhẹ thì không cần uống thuốc, thay vào đó mẹ chỉ cần nới lỏng quần áo cho bé. Đồng thời dùng khăn ấm để chườm trán, nách, bẹn và chân tay cho bé là được.
Mẹ cũng có thể cho bé bổ sung thêm dung dịch oresol để giúp bù nước, điện giải và hạ sốt tốt. Pha oresol theo đúng tỷ lệ rồi cho bé uống sẽ giúp cải thiện tiêu chảy đáng kể.
Xem thêm: Tiêu chảy cấp ở trẻ em - nguyên nhân và cách điều trị
3, Tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn
Đối với những bé mà vẫn còn đang bú mẹ thì mẹ hãy chú ý cho con bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ, tốt cho hệ tiêu hoá của bé. Hơn thế nữa sữa mẹ còn cung cấp cho trẻ một lượng kháng thể tự nhiên lớn, giúp nâng cao sức đề kháng và mau khỏi bệnh hơn.
4, Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ
Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Các mẹ cần lưu ý lúc này mẹ phải quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống của con. Nếu ăn uống tốt sẽ giúp bé mau hết tiêu chảy và hồi phục sớm. Theo đó mẹ nên ưu tiên cho bé ăn các món ăn mềm, tốt cho tiêu hoá như cháo súp là tốt nhất. Mẹ có thể nấu cháo hạt sen, cháo gừng, cháo cà rốt thịt gà…
Ưu tiên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn khi bị tiêu chảy.
Trong thực đơn ăn của con, mẹ nhớ bổ sung đầy đủ rau xanh, hoa quả trái cây tươi. Thức ăn cần phải được nấu chín kỹ, ăn khi lúc còn ấm là tốt nhất. Tuyệt đối không cho bé ăn hải sản, đồ tươi sống, đồ tanh, đồ cay nóng, đồ mặn…
Đọc thêm: Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?
5, Chú ý vệ sinh sạch sẽ thân thể cho bé
Lúc này bé bị tiêu chảy nhiều nên mẹ cần vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn cho con. Tránh trường hợp vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm và nhiễm trùng hậu môn. Đồng thời cũng cần phải rửa tay sạch sẽ với xà phòng, nhất là sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn.