Khi trẻ không may bị chảy máu cam mà mẹ không biết cách xử lý có thể khiến con gặp nguy hiểm, thậm chí là đe doạ tới tính mạng của bé. Chính vì thế các mẹ cần tham khảo những hướng dẫn xử lý chảy máu cam ở trẻ ngay sau đây, thông qua đó chủ động biết cách giải quyết tốt nhất giúp ngăn chặn hiện tượng chảy máu ở trẻ.
Các chuyên gia cho rằng, chảy máu cam là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ. Nguyên nhân gây chảy máu mũi rất nhiều nhưng chủ yếu là do thời tiết khô hanh, do bé hay ngoáy mũi, do mắc các bệnh về máu, do bị viêm mũi xoang mãn tính hoặc do thiếu vitamin C dẫn tới.
Tuy nhiên chắc chắn không phải cha mẹ nào cũng biết cách xử lý trẻ bị chảy máu cam. Nhất là với những người mới làm cha mẹ lần đầu, họ thường tỏ ra lúng túng hoặc xử lý sai cách, vì thế không những không thể cầm được máu cho bé mà còn gây nguy hiểm cho con. Rất nhiều bé nhập viện nguy kịch bởi những hành động sai của mẹ.
Xử lý đúng cách để tránh gây mất máu cho trẻ.
Xem thêm: Trẻ bị chảy máu cam là bệnh gì?
Các bước tiến hành xử lý khi trẻ bị chảy máu cam
- Đầu tiên, ngay khi phát hiện thấy con bị chảy máu cam mẹ cần giữ bé lại, không cho chạy nhảy hoặc vận động để tránh máu chảy nhiều. Mẹ có thể giữ bé ngồi hoặc là đứng thẳng đều được, miễn là không động đậy.
- Ngay lúc đó, mẹ cho đầu và cổ của bé hơi ngả về phía đằng trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy.
- Song song với đó mẹ dùng 2 ngón tay của mình (là ngón trỏ và ngón cái) để đè bóp chặt vào 2 bên cánh mũi của bé để ngăn không cho máu chảy ra. Lưu ý bóp phần chóp mũi mềm của bé, không bóp vào xương sống mũi, cũng không đè ấn 1 bên mũi kể cả nếu chỉ chảy máu 1 bên.
- Mẹ giữ nguyên tư thế như vậy khoảng 5 đến 10 phút giúp cho máu đông lại và ngừng chảy máu. Trong quá trình đè mũi mẹ không được bỏ ra sớm hoặc bỏ ra liên tục, làm như thế máu sẽ khó đông và lâu cầm máu, giữ nguyên sau đó mới được bỏ ra.
- Tuyệt đối không được phép cho bé ngửa cổ ra phía sau. Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong cách xử lý khi chảy máu cam ở trẻ mà rất nhiều ông bố bà mẹ đang mắc phải hiện nay. Họ cho rằng để bé ngửa cổ ra thì máu sẽ không chảy ra. Nhưng bạn nên biết mũi có cả mũi trước và mũi sau, nếu mẹ để con ngửa cổ thì máu sẽ chảy ngược vào trong họng, từ đó dễ gây tắc đường thở và thậm chí có thể khiến con tử vong. Hơn nữa máu đó trôi vào họng và dạ dày sẽ gây đau bụng rồi ngộ độc.
- Sau tầm 5-10p giữ mũi thì mẹ bỏ tay ra, nếu thấy máu không chảy nữa thì lấy khăn lau mũi sạch cho bé. Cho con nằm nghỉ ngơi yên tĩnh để tránh tác động gây chảy máu.
- Trong khi cầm máu cho bé mẹ chườm lạnh hoặc đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của con. Cách này sẽ giúp cho các mạch máu ở trong mũi co lại, bớt chảy lại và dần dần sẽ ngừng chảy máu hiệu quả hơn. Lưu ý chỉ nên áp dụng cách này khi bé đồng ý phối hợp.
- Nếu như sau đó mà máu vẫn chảy nhiều, không cầm được hoặc bé có thêm các biểu hiện người tím tái, khó thở, bé thiếu tỉnh táo thì mẹ hãy cho con đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để có cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam tốt nhất và an toàn nhất.
Bóp mũi bé 5-10 phút cho máu đông lại rồi bỏ ra.
Xem thêm: Tại sao trẻ bị chảy máu cam thường xuyên?
Cách chăm sóc bé khi bị chảy máu cam
- Cắt hết móng tay của bé để tránh khi con ngoáy vào mũi sẽ gây ra chảy máu mũi
- Tránh để con hoạt động mạnh, không nên cho bé tham gia các môn thể thao mạnh hoặc động tác mạnh, tốt nhất là nên nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Bổ sung vitamin C cho con hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng, tăng sức bền cho thành mạch máu và phòng ngừa chảy máu cam.
- Vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé hàng ngày với dung dịch nước muối sinh lý để tăng cường độ ẩm cho mũi và tránh chảy máu.
Nếu bé bị chảy máu cam thường xuyên thì tốt nhất nên cho con đi khám ở bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý triệt để nhất.
Tìm hiểu thêm:
Mẹ phải làm gì khi bé 2 tuổi bị chảy máu cam?
>>> Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao cho mau hết?