Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè và cách khắc phục

Khi bé sơ sinh bị sổ mũi khò khè nếu không được xử lý sớm và đúng cách có thể dẫn tới viêm phế quản, viêm tai giữa hay viêm họng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của trẻ. Vì vậy, là cha mẹ thông thái đừng bỏ qua những thông tin bổ ích dưới đây.

Các chuyên gia cho rằng, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ ở mỗi trẻ mà sẽ có biểu hiện khác nhau. Có bé bị chảy nước mũi, hắt hơi, có vảy đặc ở trong mũi nhưng có bé nặng hơn thì sẽ bị ngạt mũi, xuất hiện đờm khiến trẻ bị ngứa rát cổ họng, bị ho khan, dễ bị nôn trớ sau khi ăn no, môi khô, ngạt mũi nặng khiến bé khó thở và phải thở bằng miệng.

Bé bị chảy nước mũi, hắt hơi, có vảy đặc ở trong mũi

Bé bị chảy nước mũi, hắt hơi, có vảy đặc ở trong mũi

>>> Trẻ 6 tháng bị ho sổ mũi điều trị thế nào?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé sơ sinh sổ mũi kèm theo thở khò khè nhưng chủ yếu và thường gặp nhất vẫn là do các lý do sau đây:

- Do bé sơ sinh bị cảm lạnh: đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà các mẹ cần lưu ý. Cảm lạnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể cả khi thời tiết lạnh hay nắng nóng. Bởi sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên chỉ cần tắm nước lạnh hay nằm điều hoà quá lâu cũng có thể bị cảm lạnh. Lúc này bé sẽ có triệu chứng sốt nhẹ, chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè do cảm cúm

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè do cảm cúm

- Do trẻ sơ sinh bị cảm cúm: trong giai đoạn sơ sinh trẻ cực kỳ dễ mắc cảm cúm bởi vì trên 6 tháng bé mới được tiêm vacxin cúm. Do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị vi khuẩn hay virut tấn công gây cúm. Khi bị cúm bé sẽ có biểu hiện bị ngạt mũi và khó thở hắt hơi và có thể có ho nhẹ, dẫn tới thở khò khè kèm theo sốt nhẹ, chán ăn, bỏ bú, đau họng và quấy khóc.

Vệ sinh mũi cho bé thường xuyên khi bị cảm cúm

Nhỏ nước muối sinh lý cho bé khi bị sổ mũi

- Do bé sơ sinh bị nghẹt mũi sinh lý: sở dĩ bé gặp phải tình trạng này là bởi sau khi sinh xong y tá không thể hút hết các nước nhầy của bào thai khỏi hô hấp của trẻ. Vì vậy mà khi về nhà bé sẽ hay bị ngạt mũi, ngạt nhiều về đêm và kèm theo thở khò khè.

- Trẻ sơ sinh bị sổ mũi khò khè do bị dị ứng: giai đoạn sơ sinh là lúc cơ thể bé rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Vì thế bé có thể bị dị ứng với khói bụi, phấn hoa, lông thú, hoá chất, khói thuốc lá hoặc chỉ cần thời tiết thay đổi bất thường cũng khiến bé bị nghẹt mũi, hắt hơi, khó thở, mắt đỏ, thở khò khè…

- Do có dị vật trong mũi: dị vật này có thể là bẩm sinh hoặc bị vật gì đó nhỏ lọt vào mũi gây ngạt mũi và khó thở khi ngủ.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè phải làm sao?

Để con nhanh hết sổ mũi và khó thở mẹ nên áp dụng các cách sau:

- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cho bé: mẹ có thể ra hiệu thuốc mua nước muối về nhỏ cho con, mỗi bên nhỏ 2-3 giọt, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái massage nhẹ nhàng và lấy dịch nhầy ở mũi ra để giúp làm thông mũi, lập tức bé sẽ thấy dễ chịu hơn hẳn.

Nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên cho bé

Nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên cho bé

Đọc thêm: Mẹo trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Ngoài ra nước muối cũng có tính sát khuẩn nên có thể ngăn ngừa được viêm nhiễm.

- Hút mũi cho bé bằng các dụng cụ mua tại nhà thuốc: nếu mẹ thấy con chảy nhiều dịch nhày và bị ngạt mũi nặng thì nên mua dụng cụ hút mũi về để hút mũi cho bé. Trước khi hút cần nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch mũi cho dễ hút, giúp hút sâu lấy hết được các dịch ở sâu bên trong, giúp bé nhanh khỏi hơn.

- Thực hiện massage cánh mũi cho bé: theo đó khi nhỏ nước mũi xong mẹ có thể dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái để day day 2 bên cánh mũi nhẹ nhàng để giúp chất nhầy dễ loãng ra tan ra giúp bé dễ thở hơn, tránh bị khò khè.

Tắm cho bé bằng nước ấm và kèm theo vài giọt tinh dầu như tràm, bưởi...

Tắm cho bé bằng nước ấm và kèm theo vài giọt tinh dầu như tràm, bưởi...

- Cho bé tắm bằng nước ấm pha thêm 1-2 giọt tinh dầu bạc hà hoặc dầu tỏi, bé hít được tinh dầu này sẽ dễ thông mũi hơn.

- Cho bé bú mẹ nhiều hơn: trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp nâng cao hệ miễn dịch cho bé, cải thiện tiêu hoá và giúp con phòng tránh hạn chế được các bệnh về đường hô hấp.

Đọc thêm:

>>>  Dấu hiệu nhận biết bé bị cảm lạnh mẹ có thể tự chuẩn đoán cho bé

>>> Bé bị sổ mũi kéo dài phải làm sao để nhanh khỏi?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status