Tại sao trẻ bị chảy máu cam thường xuyên?

Trẻ em chảy máu cam thường xuyên sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình nhất là gây mất máu, thiếu máu, làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí não của bé.

Các chuyên gia cho rằng, máu cam chính là máu chảy từ mũi trẻ mà ra. Đặc biệt do niêm mạc mũi có nhiều các mạch máu nông và gần bề mặt nên rất dễ gây chảy máu. Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân mà sẽ máu chảy nhiều hay ít, tuy nhiên nếu diễn ra thường xuyên cũng đều gây mất máu. Do đó cần phải nắm được nguyên nhân để có cách xử lý tốt nhất.

Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam thường xuyên

- Do ảnh hưởng bởi thời tiết: chảy máu cam hay xảy ra vào những khi thời tiết nắng nóng và hanh khô, độ ẩm không khí thấp, dễ khiến mũi bị khô và kích ứng ngăn mũi. Vì thế mà tạo thành các vảy trong mũi gây ngứa, mạch máu vỡ ra và dễ dàng gây chảy máu.

- Do bé có thói quen ngoáy mũi: các mẹ nên biết niêm mạc mũi của con mỏng và có chứa nhiều mạch máu. Do vậy mà nếu bé hay đưa tay lên mũi ngoáy kèm theo móng tay cứng sắc sẽ càng dễ khiến mũi bị chảy máu hơn.

Trẻ chảy máu cam thường xuyên do thời tiết hoặc thiếu vitamin C.

Trẻ chảy máu cam thường xuyên do thời tiết hoặc thiếu vitamin C.

- Do trẻ bị bệnh viêm mũi dị ứng: do trẻ có sức đề kháng kém nên rất dễ bị kích thích bởi các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, thời tiết, lông chó mèo… Một khi mũi bị viêm dị ứng sẽ gây sưng mô dọc mũi và làm cho các mao mạch giãn nở. Khi bị căng giãn quá mức thì các mô này sẽ vỡ rồi gây chảy máu.

- Do trẻ mắc các bệnh lý về máu: nếu trẻ bị chảy máu cam liên tục mẹ hãy nghĩ ngay đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân bởi rất có thể là do bé đang mắc bệnh nào đó về máu.

- Ngoài ra nếu như bé mà bị thiếu hụt vitamin C hoặc là mạch máu của bé quá nhạy cảm cũng sẽ làm tăng tính thấm thành mạch và là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu.

Đọc thêm: Nguyên nhân trẻ chảy máu cam về đêm do đâu, cách xử lý hiệu quả

Làm gì khi trẻ em bị chảy máu cam thường xuyên?

- Xử lý đúng cách khi con bị chảy máu cam: mẹ cần cho đầu và cổ con hơi ngả về phía trước nhằm cho máu chảy ra, tránh máu chảy ngược vào trong sẽ gây tắc thở. Sau đó lau mũi, dùng ngón cái và ngón trỏ tay giữ chặt mũi bé tầm 5-10p cho máu đông lại.

- Cho bé ngồi nghỉ ngơi yên tĩnh một chỗ để máu không chảy nữa, tránh vận động mạnh hoặc là chạy nhảy sẽ dễ gây chảy máu trở lại.

- Mẹ có thể dùng khăn mát hoặc ít đá bọc vào khăn, chườm lên gốc mũi và má để giúp các mạch máu co lại, tránh chảy máu và giúp làm ngưng chảy máu cam.

- Cắt gọn móng tay thường xuyên cho bé để không gây xước mũi, rèn luyện cho bé từ bỏ thói quen ngoáy mũi để không làm ảnh hưởng tới mũi.

- Khi trẻ bị chảy máu cam thường xuyên mẹ nhớ phải vệ sinh sạch sẽ khoang mũi đều đặn cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý. Qua đó vừa làm sạch mũi mà còn làm ẩm mũi, tránh gây khô mũi và tránh bị chảy máu mũi.

Không để bé ngoáy mũi, cắt hết móng tay cho bé.

Không để bé ngoáy mũi, cắt hết móng tay cho bé.

- Để giúp con không bị chảy máu cam tiếp, mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm trong mũi cho bé. Nhất là vào những lúc thời tiết hanh khô cần bôi để làm ẩm mũi cho bé.

- Bên cạnh đó mẹ chú ý tăng cường bổ sung vitamin C cho bé, nhất là từ hoa quả tươi hoặc viên vitamin C đều được. Khi được cung cấp đủ vitamin vừa giúp bé nâng cao sức đề kháng mà còn giúp tăng sức bền của thành mạch máu nên phòng tránh bị chảy máu.

Ngoài ra nếu như trẻ em chảy máu cam thường xuyên số lượng nhiều, áp dụng các cách mà không thuyên giảm thì tốt nhất mẹ hãy cho con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây bác sỹ sẽ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có hướng xử lý tốt nhất giúp bé mau khỏi, tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Đọc thêm:

>> Nếu muốn biết Bệnh viêm mũi ở trẻ em có nguy hiểm không mẹ tham khảo bài này

>> Liệt kê các Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em an toàn và hiệu quả

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21