Chảy máu cam ở trẻ không đơn giản chỉ là hiện tượng chảy máu thông thường, nếu như kéo dài thường xuyên thì rất có thể là do bé đang mắc phải bệnh lý nào đó. Để biết được chính xác trẻ bị chảy máu cam là bệnh gì các mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chuẩn đoán chính xác nhất.
Thực tế chảy máu cam ở trẻ không phải là hiếm gặp, nguyên nhân gây chảy máu cũng rất đa dạng, đơn giản có thể là do bé bị va đập mạnh vào vật cứng, do thường xuyên dùng tay ngoáy mũi, do thời tiết hanh khô… Tuy nhiên nếu như chảy máu cam mà xảy ra liên tục và thường xuyên thì đó lại là dấu hiệu bất thường của bệnh lý. Việc nắm được điều này sẽ giúp các mẹ có phương án đối phó tốt hơn và triệt để hơn.
Trẻ em bị chảy máu cam
Các bệnh lý có thể gây chảy máu cam ở trẻ thường gặp nhất, bao gồm:
- Do bị bệnh viêm mũi xoang mãn tính: khi bị bệnh này thì niêm mạc mũi của con luôn trong tình trạng bị viêm nhiễm và tổn thương. Hơn nữa mũi lại có chứa nhiều mạch máu, do đó chỉ cần bị kích thích hoặc phát bệnh là sẽ gây ra chảy máu mũi thường xuyên.
Trẻ chảy máu cam có thể do bị viêm mũi mãn tính.
- Do trẻ bị bệnh khô mũi: có trẻ bị khô mũi do thời tiết nhưng cũng có bé lại bị do cơ địa, tức là niêm mạc mũi thường không có khả năng tự làm ẩm và làm ấm mũi. Nhất là khi thời tiết hanh khô hay nằm điều hoà nhiệt độ và độ ẩm thấp nhiều càng khiến mũi bị khô. Một khi mũi khô sẽ gây nứt và nẻ niêm mạc mũi, tác động tới mao mạch máu và gây chảy máu.
- Do trẻ bị bệnh thiếu vitamin C: có thể các mẹ không biết rằng vitamin C có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người. Ngoài việc góp phần nâng cao sức đề kháng cho bé, cung cấp chất chống oxy hoá thì vitamin C còn có khả năng làm tăng sức bền cho các thành mạch máu. Chính vì thế nếu cơ thể mà bị thiếu hụt chất này sẽ dễ làm yếu thành mạch, vì thế mà con sẽ liên tục bị chảy máu hơn so với các bạn khác.
Nguy hiểm hơn
Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể do trẻ mắc các bệnh về máu, ví dụ như bị rối loạn quá trình đông máu, máu khó đông, bệnh phình mạch, xơ cứng động mạch… cũng dễ dàng khiến cho chảy máu mũi.
- Do mắc các bệnh về mũi như lệch vách ngăn ở mũi, có dị vật ở trong mũi, viêm mũi dị ứng, ung bướu, ung thư vòm mũi họng… làm tổn thương mũi và dẫn đến chảy máu.
- Ngoài ra nếu như bé bị cao huyết áp, tức huyết áp tăng cao cũng dễ gây chảy máu cam.
Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị chảy máu cam
- Với các bé hay bị chảy máu cam mẹ nhớ không nên cho con tham gia các môn thể thao cần nhiều sức và động tác mạnh, tránh chảy nhạy nhiều. Tốt nhất hãy cho bé nghỉ ngơi nhiều và chỉ nên tập các động tác nhẹ nhàng.
- Nhớ vệ sinh mũi cho con với dung dịch nước muối sinh lý, như vậy vừa giúp làm sạch khoang mũi mà còn giúp làm ẩm mũi, làm ấm mũi, tránh gây khô mũi, tránh chảy máu.
- Chú ý đến chế độ ăn uống của bé, theo đó hãy cho bé ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K, kali và sắt. Nhờ đó sẽ giúp bổ máu, bù đắp lại lượng máu đã mất, tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức bền mạch máu và giảm thiểu nguy cơ chảy máu cam.
Luôn giữ ẩm cho mũi của bé và vệ sinh bằng nước muối.
- Vào mùa đông mẹ nên dùng máy làm ấm phòng hoặc máy làm ẩm để giúp mũi bé luôn ấm, không sợ bị khô mũi và chảy máu.
- Thường xuyên cắt móng tay cho bé, tránh để con ngoáy mũi gây xước và làm chảy máu ở mũi.
- Thoa kem dưỡng ẩm vảo mũi cho bé để làm ẩm mũi, tránh tác động tới mao mạch máu.
- Ngoài ra mẹ cũng cần chủ động cho con đi khám tại các bệnh viện. Tại đây bác sỹ sẽ nội soi kết hợp với các biện pháp kiểm tra khác, xác định chính xác xem trẻ bị chảy máu mũi là bệnh gì, căn cứ vào đó mà đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Đọc thêm:
>> Trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam và cách xử lý