Điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh khó khăn hơn nhiều so với người lớn bởi nếu không áp dụng đúng cách sẽ càng gây hại cho sức khoẻ của bé. Nhất là việc tự ý dùng thuốc kháng sinh khi còn quá sớm sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, gan và thận của trẻ. Do đó nếu thấy con có dấu hiệu sổ mũi thì mẹ nên áp dụng ngay một số mẹo cơ bản dưới đây mà không cần dùng thuốc.
Trẻ bị sổ mũi có thể là do bị cảm lạnh, bị cảm cúm hay bị dị ứng với các tác nhân xung quanh môi trường sống (khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa, lông thú…). Đặc biệt do cơ thể còn nhạy cảm và sức đề kháng kém nên chỉ cần thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay lạnh sang nóng là cũng có thể dẫn đến sổ mũi.
Mẹ có thể tự mình điều trị sổ mũi cho bé sơ sinh nhà mình tại nhà
Do tai mũi họng thông nhau và liên quan mật thiết với nhau, vì thế nếu sổ mũi kéo dài sẽ dẫn tới viêm rồi gây ra các bệnh lý khác như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa hoặc nặng hơn là viêm phế quản. Do vậy các mẹ không nên chủ quan nếu thấy con có biểu hiện sổ mũi, hãy tìm cách khắc phục kịp thời để tránh hậu quả không đáng có.
Các mẹo trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh tại nhà
- Đầu tiên hãy vệ sinh mũi sạch sẽ hàng ngày cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Với những bé mới sổ mũi, mẹ chỉ cần dùng nước muối này nhỏ mũi mỗi ngày 3-4 lần cho bé là thấy đỡ ngay mà không cần phải dùng thuốc. Nước muối này được bán nhiều ở hiệu thuốc nên mẹ có thể mua dễ dàng.
Nhỏ nước mũi cho bé thường xuyên để diệt khuẩn và làm thông thoáng mũi bé
Tham khảo: Trẻ 6 tháng bị ho sổ mũi điều trị như thế nào?
- Nếu thấy bé ra nhiều nước mũi hơn, mũi đặc kèm theo ngạt mũi thì mẹ nên kết hợp nhỏ mũi và hút mũi. Bởi vì nước mũi không chỉ chảy ra trước mà còn có ở cả phía sau ở trên các xoang mũi, do đó để làm sạch hết được dịch mũi này thì chỉ có cách hút mũi. Mẹ có thể ra hiệu thuốc mua dụng cụ chuyên hút mũi, vệ sinh sạch sẽ trước khi hút để tránh nhiễm trùng. Ngày hút 1-2 lần là sẽ thấy hiện tượng sổ mũi giảm dần.
- Cách điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh bằng tinh dầu. Một số loại tinh dầu có khả năng làm thông mũi và kháng khuẩn rất tốt như tinh dầu tràm, bạc hà, tỏi hay gừng đều được. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng 1-2 giọt tinh dầu để bôi vào chăn ga, gối của bé giúp bé hít được sẽ thấy dễ chịu hơn. Hoặc mẹ cũng có thể dùng tinh dầu này để xông hơi phòng, nhỏ 1-2 giọt vào chậu nước ấm cho bé tắm càng tốt. Như vậy càng giúp phòng ngừa sổ mũi, cảm cúm, tránh bị vi khuẩn tấn công, giúp bé mau khỏi.
- Trong khi điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh mẹ có thể thường xuyên massage cánh mũi nhẹ nhàng cho bé. Theo đó mẹ nhỏ nước muối vào mũi cho bé, đợi 1-2 phút cho dịch mũi loãng ra rồi lấy ngón tay trỏ day nhẹ ở 2 bên cánh mũi giúp cho các chất nhày tan ra, tạo độ thông thoáng trong lỗ mũi và giúp con dễ thở hơn.
Giữ cho bé luôn khô thoáng và nhiệt độ phòng thích hợp
Xem thêm: Trẻ bị sổ mũi xanh: Nguyên nhân và cách xử lý
- Cho bé bú nhiều hơn cũng là một trong những cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả mà không phải bà mẹ nào cũng biết. Trong sữa mẹ không chỉ có đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn giúp nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho bé, do đó mà giúp bé khoẻ mạnh và chống chọi với bệnh tật tốt hơn, góp phần giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Bên cạnh đó mẹ nhớ phải vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ của con, đảm bảo độ thông thoáng tối đa. Tất cả chăn ga, gối đệm, quần áo của bé phải được giặt giũ thường xuyên. Không được để bé tiếp xúc với các tác nhân như khói bụi, khói thuốc, lông động vật…
Ngoài ra mẹ nhớ phải giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là vào mùa đông, tắm bằng nước ấm. Đồng thời không nên cho bé nằm điều hoà, tốt nhất chỉ nên dùng quạt phe phẩy để tránh bé bị khô mũi, không nằm quạt sưởi nhiều.
Dùng húng chanh hấp cách thủy với đường phèn uống trị sổ mũi cho bé rất tốt
Khi bé bị sổ mũi kèm theo hắt hơi, ho nhẹ không sốt mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian như dùng húng chanh hấp cách thủy với đường phèn, quất để cho bé uống. Hoặc mẹ dùng lá tía tô nấu lấy nước cho bé và mẹ cùng uống, tắm cho bé bằng nước lá tía tô cũng giúp giải cảm cho bé khá hiệu quả. Lá húng chanh và tía tô có tác dụng giải cảm, cải thiện được triệu chứng sổ mũi do có tác dụng phát tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm. Mùi thơm của húng chanh và lá tía tô còn có tác dụng thư giãn, an thần nên giúp bé ngủ ngon hơn. Từ đó tình trạng sổ mũi do cảm lanh của bé sớm được cải thiện.
Lưu ý nếu thấy bé nghẹt mũi nặng, khó thở, ho nhiều, sốt cao, ăn kém, mất ngủ, sụt cân thì hãy cho bé đến gặp bác sỹ để khám và chữa trị kịp thời.
Đọc thêm: Cách trị sổ mũi ở trẻ bằng các bài thuốc dân gian