Một trong những căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới thường gặp ở trẻ sơ sinh hiện nay đó chính là viêm phế quản. Bệnh nếu không được xử lý sớm và đúng cách sẽ dẫn tới viêm phổi và hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy việc nắm được các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phế quản sẽ giúp các mẹ có thể chủ động phát hiện bệnh sớm nhất.
Theo các chuyên gia, viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, điển hình như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn và liên cầu khuẩn… gây ra.
Bên cạnh đó nếu môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột, chăm sóc con không đúng cách khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, từ đó dẫn đến viêm phế quản.
Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phế quản
Nhìn chung các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cũng khá giống với nhiều bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp khác, nhất là cảm lạnh. Tuy nhiên trên thực tế nếu để ý kỹ mẹ vẫn có thể nhận ra bé có bị viêm phế quản hay không qua các dấu hiệu sau:
- Trẻ bị sốt: lúc này thân nhiệt của bé sẽ cao hơn bình thường, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao tuỳ vào từng trường hợp, mẹ lưu ý để hạ sốt đúng cách cho con.
Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản thường ho, sốt, chảy nước mũi và khó thở.
- Trẻ liên tục hắt hơi và chảy nước mũi, dịch mũi có thể chảy cả ở phía trước hoặc sau mũi. Dịch mũi chảy ra sau sẽ xuống họng.
- Bé ho nhiều: ho được xem là một trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phế quản điển hình mà mẹ nên biết. Tình trạng ho ngày càng nặng và kéo dài hơn, có khi ho nôn ra đờm, ho nhiều vào ban đêm và vào lúc gần sáng sớm khi nhiệt độ giảm.
- Bé thở khò khè, khó thở, khi nặng sẽ thở hổn hển từng nhịp, nhịp thở nhanh và nông.
- Bé thường xuyên bị nôn trớ, nhất là khi đang ăn, ăn vào sẽ nôn hết ra cả đờm và thức ăn.
- Trẻ chán ăn, lười ăn, bỏ bú, ăn kém, không ngon miệng, tinh thần mệt mỏi và sa sút.
- Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, kể cả là vào ban đêm.
- Khi bệnh chuyển sang giai đoạn viêm phổi mãn tính thì các triệu chứng nặng hơn. Lúc này đa phần các bé sẽ bị sốt cao, bé ngủ li bì, không muốn vận động, có thể bị co giật, ho dữ dội, cánh mũi phập phồng, môi và da tím tái, bỏ ăn…
Tìm hiểu: Trẻ bị viêm phổi có nên nằm điều hòa?
Mẹ phải làm gì khi thấy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phế quản?
Đối với những trường hợp nhẹ mẹ có thể tự điều trị tại nhà cho bé mà không cần đi viện. Còn nếu bệnh nặng, mẹ hãy cho bé đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu thì bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc thuốc kháng sinh, tránh làm ảnh hưởng tới con.
Điều mẹ cần làm lúc này đó là:
- Vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước muối biển. Đặt bé nằm nghiêng, xịt nước muối vào từng bên lỗ mũi cho dịch mũi chảy ra, mỗi ngày có thể rửa 3-4 lần giúp bé dễ chịu.
Bé sơ sinh bị viêm phổi nên được bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt.
- Tăng cường cho con bú sữa mẹ nhiều hơn, với bé còn nhỏ thì có thể bú sữa mẹ hoàn toàn đều được. Trong sữa mẹ vừa có đủ dinh dưỡng mà vừa có nhiều kháng thể tự nhiên, qua đó giúp nâng cao hệ miễn dịch để con mau khỏi.
- Cho bé uống nhiều nước, nên cho bé uống orezol để bù nước và hạ sốt tốt hơn.
- Với những bé đã ăn dặm hay cháo được thì mẹ nấu thức ăn loãng hơn thường ngày, bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày, cho bé uống nước hoa quả tươi.
- Cần giữ ấm cơ thể cho bé, không được tắm nước lạnh, hạn chế nằm điều hoà, tránh bật quạt thổi thẳng vào người bé, giữ ấm bụng và vùng cổ ngực.
- Đảm bảo môi trường sống của bé thật sạch sẽ, thoáng mát, tránh không được cho bé tiếp xúc với khói bụi và khói thuốc lá.
- Trường hợp nặng đi khám, bác sỹ kê thuốc thì mẹ cần cho bé uống thuốc đúng và đủ liều, đúng thời gian, tái khám theo lịch hẹn.
Xem thêm:
>>> Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày phải làm sao?