Cách chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn

Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần phải được chăm sóc thật cẩn thận và chu đáo, bởi chỉ cần sơ suất nhỏ cũng sẽ khiến cho tình trạng ngộ độc của bé thêm nghiêm trọng hơn. Và thực tế đã có không ít trường hợp trẻ phải nhập viện trong tình trạng tím tái, truỵ tim mạch và tử vong do ngộ độc thực phẩm gây ra.

Tại sao bé bị ngộ độc thức ăn?

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính khiến bé ngộ độc thực phẩm thường là do vi khuẩn và virut có trong thức ăn gây ra. Điển hình như một số vi khuẩn (Campylobacter jejuni, Salmonella, Clostridium perfringens, Escherichia coli hay Shigella) cùng một số loại virut khác như Enterovirus, Hepatitis E, Hepatitis A, Norovirus hoặc Rotavirus).

Các nguyên nhân gián tiếp gây ngộ độc thức ăn ở trẻ phải kể đến như do thực phẩm chế biến cho bé bẩn, chưa rửa sạch, nấu chưa chín kỹ, chế biến bẩn, dụng cụ chế biến thức ăn bẩn. Hoặc cũng có thể do bảo quản không đúng cách tạo điều kiện cho các tác nhân trên có cơ hội tấn công rồi gây ra bệnh.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường do vi khuẩn và virut.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường do vi khuẩn và virut.

Ngoài ra trẻ bị ngộ độc thức ăn còn xuất phát từ các tác nhân khác, ví dụ như do khâu sản xuất và bảo quản thực phẩm không tốt, thực phẩm sử dụng nhiều chất bảo quản và các thuốc bảo vệ thực vật, có hoá chất… Hơn nữa do hệ tiêu hoá của bé còn non kém nên một khi ăn phải các thức ăn như thế này sẽ dễ bị ngộ độc.

Tham khảo: >>> Trẻ bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì

Cách chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn an toàn nhất

- Khi bé bị ngộ độc thức ăn thường sốt, tiêu chảy và nôn mửa, rất dễ mất nước. Chính vì thế mẹ cần cho bé uống nhiều nước hơn, nhất là nước đun sôi để ấm, giúp làm ấm dạ dày và bình phục tốt hơn.

- Tăng cường cho bé uống oresol để giúp bù điện giải và bù nước, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để lựa chọn loại oresol thích hợp. Mẹ pha oserol với nước đun sôi để nguội cho bé uống hàng ngày, cách này vừa giúp bù nước, giúp hạ sốt mà còn trị tiêu chảy rất tốt.

- Đối với việc ăn uống của con, lúc này dạ dày của bé đang yếu, vì thế chỉ nên cho bé ăn các thức ăn mềm và loãng như súp, cháo hay canh để dễ tiêu hoá. Thức ăn nhớ phải chế biến thật kỹ, nấu xong ăn ngay, không nên để tủ lạnh, tránh ăn đồ ăn dai cứng, đồ ăn tanh, đồ lạnh hoặc nóng sẽ gây khó tiêu.

- Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên làm gì? Để con mau hồi phục mẹ hãy ưu tiên bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày như chuối chín, bơ chín, sữa chua, khoai tây nấu chín, cháo gạo, nước ép cà rốt, các món ăn từ cà rốt, nước gạo rang, bánh quy hoặc các loại hạt ngũ cốc. Thực phẩm này vừa cung cấp dinh dưỡng mà vừa có thể làm cho hệ tiêu hoá nhanh hồi phục hơn.

- Tiếp đó, khi bé ngộ độc thức ăn thì bé hay bị nôn mửa, tức cứ ăn vào thì nôn ra. Có khi là nôn ra những thức ăn nhiễm độc. Lúc này mẹ nhớ phải để con nằm nghiêng sang 1 bên để bé nôn hết ra ngoài, tránh vuốt ngực hoặc nằm ngửa khiến thức ăn sẽ dễ sặc vào phổi và thực quản, gây nguy hiểm cho bé thậm chí gây tử vong.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên được bổ sung nhiều nước.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên được bổ sung nhiều nước.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn uống thuốc gì?

Các chuyên gia cho rằng nhiều mẹ thường cho con dùng thuốc cầm tiêu chảy khi bé bị ngộ độc. Nhưng thực tế đây lại là sai lầm mà mẹ cần tránh và tuyệt đối không nên cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Lúc này mẹ không cần vội cho bé uống thuốc ngay mà chỉ cần nguồn thức ăn nhiễm độc này được tống ra ngoài là bé sẽ khỏi. Nếu lạm dụng cho bé uống thuốc cầm đi ngoài ngay sẽ càng khiến vi khuẩn cũng như các độc tố gây ngộ độc thực phẩm sẽ lưu lại ở trong hệ tiêu hóa lâu hơn và gây bệnh nặng hơn.

Bài viết liên quan:

>> Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy kéo dài có sao không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21