Thông tin mẹ nên biết về bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh là bệnh lý dễ bắt gặp nhất. Trẻ mắc bệnh này nếu không được xử lý sớm và đúng cách có thể dẫn tới viêm tai giữa cùng hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác. Chính vì thế mẹ cần nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh và cách điều trị bệnh ngay sau đây, qua đó có thể chủ động phòng tránh và giúp con đối phó với bệnh hiệu quả hơn.

Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh là gì?

Các chuyên gia y tế cho rằng bệnh viêm tai ngoài chính là hiện tượng lớp da bảo vệ ở ống tai ngoài hoặc là vành tai của trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Tình trạng viêm nhiễm này thường xuất phát từ một vết xước nhỏ bên ngoài tai, sau đó không xử lý kịp thời, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công rồi gây ra bệnh.

Trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài chủ yếu do vi khuẩn và nấm 
Trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài chủ yếu do vi khuẩn và nấm.

Thủ phạm chính gây viêm tai ở trẻ sơ sinh là do nấm, vi khuẩn và vi trùng. Một khi xâm nhập và tấn công được vào niêm mạc ống tai của trẻ thì chúng sẽ sản sinh ra các độc tố, làm tổn thương vị trí đó rồi tạo thành các ổ viêm. Tuỳ vào từng trường hợp bệnh và nguyên nhân cụ thể mà vùng viêm nhiễm có thể nhỏ hoặc là lan rộng và sâu hơn.

Tìm hiểu: Viêm tai có mủ ở trẻ em

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài

- Do bé bị chấn thương tai ngoài do ngã hoặc va đập mạnh trong quá trình vui chơi, chạy nhảy. Vết thương này không được cha mẹ xử lý đúng cách sẽ dễ gây viêm nhiễm

- Do mẹ tắm gội cho con không đúng cách, cụ thể sau khi tắm gội đầu cho trẻ xong nhưng mẹ không chú ý lau khô nước còn đọng trên tai bé. Như vậy tai sẽ dễ bị đọng nước xà phòng, lâu dần sẽ gây ra tình trạng bị viêm tai ở trẻ.

- Do nguồn nước sinh hoạt mà mẹ dùng để tắm rửa cho con bị ô nhiễm, có chứa vi khuẩn và nấm. Khi bé thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn cùng các loại vi khuẩn gây bệnh này có thể dẫn đến bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh.

- Do mẹ sử dụng dụng cụ làm sạch tai của bé không đúng cách, dụng cụ vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ, chưa khử trùng nên làm trầy xước vùng da ống tai của con. Từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập và tấn công vùng tai của bé.

Tắm gội đầu sai cách cũng khiến bé bị viêm tai ngoài.
Tắm gội đầu sai cách cũng khiến bé bị viêm tai ngoài.

- Do trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý về da như bệnh vảy nến, viêm da, nấm da…cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm ống tai ngoài ở trẻ.

- Ngoài ra trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài cũng thường xảy ra nhiều ở các bé có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu ớt nên dễ bị vi khuẩn và nấm tấn công hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài thường có một số dấu hiệu cơ bản như sau:

- Trẻ thường xuyên đưa tay lên vò tai và giật mạnh tai

- Bé khóc thét khi có người chạm vào tai của trẻ

- Thân nhiệt trẻ tăng cao, có khi còn bị sốt cao trên 38 độ C

- Trẻ liên tục quấy khóc nhiều hơn so với bình thường do bị đau tai

- Bé khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay thức giấc vào ban đêm

- Trẻ không có phản xạ hoặc phản xạ kém với âm thanh từ môi trường

- Xung quanh vành tai xuất hiện các mụn nhọt, vết viêm, tai sưng đỏ, bong tróc

Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài khá nguy hiểm, nếu kéo dài sẽ gây ra:

- Làm suy giảm thính lực của trẻ, bé nghe kém, không phản xạ với âm thanh bên ngoài

- Dẫn tới viêm tai giữa, vi khuẩn lâu ngày sẽ xâm nhập vào trong tai gây viêm

 Đảm bảo tai của trẻ luôn khô ráo và sạch sẽ.
Đảm bảo tai của trẻ luôn khô ráo và sạch sẽ.

- Gây ra thủng màng nhĩ, khiến bé đau đớn, ù tai, chảy mủ và thậm chí chảy máu từ tai.

- Viêm tai ngoài kéo dài còn gây tổn thương xương và sụn, ảnh hưởng đến hình dạng của hộp sọ, áp xe, ảnh hưởng tới các dây thần kinh khác.

Cách chăm sóc và điều trị viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

- Đảm bảo giữ tai của trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo, không để nước rơi vào tai trẻ.

- Vệ sinh tai ngoài của trẻ sạch sẽ bằng cách sử dụng bông gòn thấm dung dịch vệ sinh dành riêng cho trẻ để lau tai nhẹ nhàng

- Mẹ cũng có thể chườm ấm vào tai trẻ để giảm bớt khó chịu.

- Vệ sinh sạch sẽ chỗ nằm của bé, nhất là gối, ga, đệm để tránh nhiễm khuẩn

- Mẹ cho bú sữa mẹ nhiều hơn để tăng sức đề kháng

- Cho bé đi khám nếu các triệu chứng nặng hơn.

Đọc thêm:

- Nguyên nhân bé bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần

- Trẻ bị viêm tai giữa có tiêm phòng được không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21