Bé bị viêm tai giữa uống thuốc gì và cần phải được chữa trị càng sớm càng tốt, nếu kéo dài viêm nhiễm sẽ lan sâu có thể gây thủng màng nhĩ và các biến chứng khác về não. Nhiều mẹ thắc mắc không biết bé bị viêm tai giữa uống thuốc gì cho mau khỏi? Việc dùng thuốc cho bé tuyệt đối không được chủ quản sơ sài, vì thế các mẹ hãy tham khảo ngay hướng dẫn sau.
Theo các chuyên gia y tế thì viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị viêm nhiễm mà chủ yếu là do vi khuẩn và các vi trùng gây ra. Sở dĩ trẻ dễ bị viêm tai giữa là do cấu trúc vòi nhĩ của trẻ ở giai đoạn này ngắn, màng nhĩ mỏng, kèm theo độ chênh giữa tai và họng rất thấp nên dễ bị bít tắc do dịch nhầy cũng như lây nhiễm lên vùng tai.
Hơn nữa do hệ thống đường hô hấp của trẻ dễ bị viêm, chỉ cần bé bị viêm họng hay viêm amidan một thời gian mà không chữa trị tốt sẽ dẫn tới viêm tai giữa. Nhiều trường hợp trong quá trình tắm gội cho bé không cẩn thận, nước tràn vào tai nhiều lần sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Mẹ nên dùng thuốc gì khi bé bị viêm tai giữa?
Để điều trị viêm tai giữa cho trẻ thì cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên dùng thuốc gì và dùng như thế nào sẽ do đích thân bác sỹ chỉ định, các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua bất cứ loại thuốc kháng sinh nào cho bé uống. Việc tự ý cho con dùng thuốc không những bệnh không khỏi mà còn gây nguy hiểm thêm cho bé.
Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh chữa viêm tai giữa cho trẻ.
Sau khi thăm khám cẩn thận, chẩn đoán tình trạng mức độ bệnh cụ thể thì bác sỹ sẽ kê thuốc. Một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa viêm tai giữa cho trẻ như:
- Thuốc giảm đau: thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức trong tai, giúp bé đỡ khó chịu và mệt do đau tai gây ra.
- Thuốc hạ sốt: hầu hết bé bị viêm tai giữa cấp đều có triệu chứng sốt cao trên 39 độ C, lúc này cần phải dùng thuốc hạ sốt kịp thời để tránh tai biến.
Thuốc hạ sốt cho bé - một trong những sản phẩm được các mẹ sử dụng để cắt cơn sốt cho bé phòng tránh co giật do sốt cao
- Thuốc kháng sinh, chống viêm: thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm tai giữa, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm và giúp bệnh sớm khỏi.
Thuốc chống viêm sẽ làm giảm sốt cho bé
- Thuốc nhỏ tai: đây là loại thuốc điều trị tại chỗ, được chia thành 2 nhóm chính đó là thuốc nhỏ tai dành cho trường hợp không thủng màng nhĩ và thuốc dành cho những bé bị viêm tai giữa đã thủng màng nhĩ.
Thuốc nhỏ viêm tai giữa
- Thuốc nhỏ mũi: thông thường khi bị viêm tai giữa thì trẻ thường bị chảy nước mũi, lúc này cần phải nhỏ thuốc nhỏ mũi, làm sạch hốc mũi và làm tăng dẫn mủ từ trong ra ngoài.
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ
- Thuốc kháng sinh chỉ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng tai chứ không có khả năng điều trị được bệnh do virus gây ra. Do vậy sau 1-2 tuần thì hiện tượng ho và chảy nước mũi vẫn còn, dùng thuốc không có tác dụng trong trường hợp này.
- Mẹ phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn dùng thuốc của bác sỹ, dùng đúng loại thuốc, đúng liều dùng và thời gian do bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý dùng quá liều bởi như thế sẽ gây ra tình trạng bị quá liều thuốc và gây ngộ độc.
Bé bị viêm tai giữa uống thuốc gì sẽ do bác sỹ chỉ định.
- Không tự ý mua thêm bất cứ loại thuốc kháng sinh nào về chữa viêm tai giữa cho bé. Việc dùng thuốc lung tung sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ.
- Chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này, nhất là các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, sắt, kẽm, omega…để hỗ trợ con mau khỏi bệnh.
- Đối với những bé mà vẫn còn đang bú mẹ thì hãy tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng và còn giúp nâng cao sức đề kháng cho con.
- Sau khi dùng hết thuốc, mẹ nhớ cho con đi khám lại để xem bệnh của con đã khỏi hoàn toàn hay chưa, nếu vẫn còn dấu hiệu viêm có thể can thiệp thêm.
Ngoài ra để chữa viêm tai giữa cho bé thì các mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như dùng rau diếp cá, kinh giới hay cây sống đời…tuy nhiên cần phải thực hiện đúng cách và kiên nhẫn thì bệnh mới khỏi.
Đọc thêm: