Mề đay mẩn ngứa luôn là nỗi ám ảnh với người bệnh mắc phải, đằng sau những nốt sẩn phù tưởng vô hại lại là những cơn ngứa điên cuồng diễn ra cả ngày lẫn đêm. Và, thuốc trị mề đay mẩn ngứa chính là giải pháp hiệu quả giúp người bệnh thoát khỏi nỗi khổ sở này.
Nổi mề đay có cần điều trị?
Bệnh mề đay hay phong ngứa là một bệnh ngoài da phổ biến. Khi mắc bệnh, làn da sẽ xuất hiện nhiều mảng màu đỏ, sưng dày, cứng, ngứa, xung quanh vùng da bị tổn thương có những đường viền màu trắng hoặc hồng. Điểm đặc trưng của bệnh là gây nên những cơn ngứa dữ dội, người bệnh càng gãi càng ngứa và có tính chất lan rộng rất khó chịu.
Bệnh mề đay thực chất không gây nhiều nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống cũng như thẩm mỹ trên da người bệnh. Vậy, có nhất thiết phải dùng thuốc trị mề đay hay để bệnh tự khỏi?
Nổi mề đay nếu không điều trị sẽ khiến người bệnh rất khổ sở, khó chịu
Theo tây y, nguyên nhân dẫn tới bệnh mề đay thường do phản ứng histamin dưới da, do người bệnh dị ứng với thực phẩm, thời tiết, môi trường ô nhiễm, các loại thuốc hoặc hóa chất… Đôi khi người bệnh bị mề đay còn liên quan tới yếu tố mắc bệnh như chức năng tuyến giáp bị suy yếu hoặc thiếu vitamin B-complex.
Còn theo đông y, nguyên nhân thường liên quan tới 2 thể phong hàn và phong nhiệt. Phong hàn là do tiếp xúc với khí hậu lạnh, nước lạnh, còn phong nhiệt là do tiếp xúc với khí hậu nóng.
Nếu không điều trị bệnh mề đay kịp thời không chỉ khiến bệnh kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh mà còn khiến bệnh từ cấp tính chuyển sang mãn tính rất khó điều trị dứt điểm.
Thuốc trị mề đay mẩn ngứa – Dùng loại nào cho an toàn?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa, điển hình là thuốc kháng histamin. Loại thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: dạng viên, dạng xịt, nhỏ mắt, nhỏ mũi… nhưng phổ biến nhất vẫn là dạng viên dùng để uống.
Loratadin, cetirizin, desloratadin... là thuốc kháng histamin được bào chế dưới dạng viên, sử dụng trong trường hợp người bệnh bị nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban hay chảy nước mũi. Tuy nhiên, người bệnh cần đề phòng vì thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ… Vì thế thuốc kháng histamin chỉ được dùng khi có đơn chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng histamin được chia thành 2 thế hệ: Thế hệ 1 và thế hệ 2
Đọc thêm: Cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả
Thuốc kháng histamin được chia thành 2 thế hệ: thế hệ 1 và thế hệ 2. Mặc dù đem lại hiệu quả nhanh nhưng thuốc kháng histamin có nhược điểm chỉ điều trị triệu chứng của bệnh mà không giải quyết căn nguyên gây bệnh.
Mặt khác, thuốc kháng histamin không dùng để cấp cứu các trường hợp nặng như mề đay toàn thân, sốc phản vệ… Những trường hợp này người bệnh cần được đưa tới bệnh viện để kịp thời xử lý, tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Để hạn chế việc bị nổi mề đay, bên cạnh việc sử dụng các thuốc trị mề đay, phòng ngừa là biện pháp đầu tiên được nhắc đến nhằm kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Cụ thể:
Người bệnh cần giữ cơ thể sạch sẽ, đồng thời hạn chế gãi ngứa khi bị nổi mề đay
+ Giữ cơ thể luôn sạch sẽ, thoáng mát bằng cách vệ sinh cơ thể hàng ngày với Bột tắm Nhân Hưng giúp gia tăng tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn đỏ…
+ Không ăn thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như: hải sản, trứng, sữa, đậu phộng…
+ Hạn chế gãi ngứa vì càng gãi càng làm tăng cảm giác ngứa, đồng thời đây là nguyên nhân khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng nhiễm trùng và lây lan sang các vùng da khác.
+ Không để cơ thể bị lạnh khi thời tiết thay đổi.
+ Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại có trong xà phòng, sữa tắm, nước rửa bát… hoặc phấn hoa, lông động vật chó, mèo...
Ngoài ra, các bài thuốc dân gian trị mề đay với lá khế, lá kinh giới, lá đinh lăng… cũng đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu cần có nguồn gốc rõ ràng, được sơ chế sạch sẽ để tránh tình trạng gây kích ứng, nhiễm trùng da.
Tham khảo: