Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu cách xử lý tại nhà đơn giản

Hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, tuy nhiên đây cũng là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dị ứng đối với trẻ nhỏ. Vậy dị ứng hải sản kéo dài bao lâu? Làm thế nào để nhận biết trẻ có dị ứng hải sản hay không? Cùng tìm hiểu bài viết này.

Tại sao hải sản dễ gây dị ứng?

Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực… chứa rất nhiều protein và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên hàm lượng các chất dinh dưỡng này cũng rất cao, trong các loại hải sản này cũng chứa một số protein lạ.

Đối với những người bình thường thì protein lạ này không gây nguy hiểm gì, nhưng với một số trẻ có cơ địa mẫn cảm thì chúng được xem là có hại, cần được loại bỏ trước khi đưa vào cơ thể. Đặc biệt khi chúng kết hợp với một số yếu tố khác có sẵn trong cơ thể sẽ khiến chúng trở thành nguyên nhân gây dị ứng.

Hải sản chứa nhiều protein lạ dễ khiến trẻ bị dị ứng.

Hải sản chứa nhiều protein lạ dễ khiến trẻ bị dị ứng.

Một nguyên nhân khiến trẻ em ăn hải sản dễ gây dị ứng là bởi chúng có chứa nhiều chất histamine, chất này làm thúc đẩy các phản ứng dị ứng diễn ra nhanh hơn. Vì vậy nếu đưa một lượng lớn hải sản vào cơ thể cũng đồng nghĩa với dung nạp nhiều histamine sẽ dễ gây ra tình trạng dị ứng. Thời gian dị ứng hải sản kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Cơ chế hình thành dị ứng hải sản trong cơ thể

Khi có quá nhiều các protein lạ, cơ thể sẽ tích cực sản sinh ra kháng nguyên để đào thải các protein lạ này. Quá trình đào thải này sẽ gây ra tình trạng dị ứng với nhiều biểu hiện khác nhau.

Ngoài ra, do lượng histamin đưa vào trong cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ thúc đẩy phản ứng dị ứng.

Trẻ bị ứng hải sản kéo dài bao lâu thì khỏi?

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu tùy vào mức độ và tình trạng dị ứng. Đối với những trường hợp nặng, thời gian dị ứng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Nếu trẻ chỉ bị dị ứng ở mức độ nhẹ thì thời gian biểu hiện chỉ kéo dài từ vài tiếng đến vài ngày là khỏi.

Trẻ bị dị ứng hải sản bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị dị ứng hải sản bao lâu thì khỏi?

Mỗi trẻ có cơ địa khác nhau nên nguy cơ dị ứng, khả năng hồi phục cũng như cách thức chữa trị cũng khác nhau. Khi thấy những biểu hiện của dị ứng hải sản cách tốt nhất là tìm cách điều trị để giảm cảm giác khó chịu, đồng thời hạn chế tần suất tái phát.

Nhận biết biểu hiện dị ứng hải sản ở trẻ

Dị ứng hải sản rất dễ nhận biết, tùy vào mức độ dị ứng như thế nào mà biểu hiện có sự khác nhau. Trẻ bị dị ứng với hải sản thường có các biểu hiện như sau:

- Phát ban, ngứa hoặc chàm (viêm da dị ứng)

- Sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng và một số bộ phận khác trên cơ thể

- Thở khò khè, nghẹt mũi

- Chóng mặt, choáng hoặc ngất xỉu

- Ngứa râm ran trong miệng

Biểu hiện dị ứng hải sản ở trẻ thường là các mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

Biểu hiện dị ứng hải sản ở trẻ thường là các mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

Trong trường hợp dị ứng kéo dài với nhiều phản ứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Một phản ứng phản vệ với hải sản có vỏ hoặc bất cứ nguyên nhân nào cũng cần được cấp cứu khẩn cấp và đòi hỏi điều trị bằng tiêm epinephrine (adrenaline) và đến phòng cấp cứu ngay.

Các dấu hiệu của sốc phản vệ:

- Cổ họng sưng hay tắc đường thở làm việc hô hấp của trẻ khó khăn

- Sốc với huyết áp sụt giảm nghiêm trọng

- Mạch đập nhanh

- Chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh

Khi gặp những biểu hiện này, cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, trẻ bị dị ứng hải sản còn có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… trường hợp nặng có thể gây mất ý thức. Một số người bị dị ứng kèm theo các triệu chứng như ngứa rát, nóng khoang miệng, đôi khi có thể gây ra sốc phản vệ, co giật, tụt huyết áp.

Dị ứng hải sản có nguy hiểm hay không?

Dị ứng hải sản thường gây biểu hiện ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ngoài da, những biểu hiện bên ngoài ra có thể hoàn toàn trị được bằng những loại thuốc dị ứng thông thường. Tuy nhiên, nếu dị ứng hải sản ở cấp độ nặng hơn là gây ngộ độc thì mức độ đã rất nghiêm trọng, có thể gây các phản ứng sốc phản vệ, đau đầu chóng mặt,….

Khi dị ứng hải sản ở cấp độ ngộ độc, gây ra những phản ứng nguy hiểm cho cơ thể, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để kịp thời chữa trị. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ người bệnh.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị dị ứng. Tuy nhiên, chỉ những dị ứng cấp độ thường mới nên sử dụng còn nếu bị nặng nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể kể đến một số loại thuốc như: thuốc kháng histamin, thuốc bôi ngoài da, chất điện giải,… Nên kết hợp sử dụng các loại thuốc này trong điều trị để đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng hải sản tại nhà

Những trẻ có tiền sử dị ứng với hải sản nên tránh cho bé ăn những loại thực phẩm này. nếu có dấu hiệu dị ứng, cha mẹ có thể xử lý theo những cách sau đây:

Sử dụng mật ong: 

Mật ong được coi như chất kháng sinh khá hiệu quả trong trường hợp bạn bị dị ứng hải sản. Với đặc tính khử trùng, mật ong giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, làm giảm bớt tình trạng mẩn ngứa. Khi cơ thể xuất hiện mẩn ngứa, nóng râm ran sau khi ăn hải sản, cho trẻ uống 1 ly nước ấm pha mật ong. 

Axit ascorbic được tìm thấy trong chanh giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và là chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì các mô liên kết, phục hồi các tổn thương trên cơ thể. Vitamin C có tác dụng chống viêm, đây là dưỡng chất cần thiết cho việc duy trì sức khỏe và hồi phục các tổn thương trên cơ thể. Uống 1 cốc nước chanh giúp điều chỉnh tình trạng rối loạn điện giải và hạ sốt tức thì.

Cải thiện dị ứng hải sản bằng mật ong.

Cải thiện dị ứng hải sản bằng mật ong.

Kết hợp gừng sống với đậu xanh, lá tía tô, rễ cây lau tươi:

Rửa sạch gừng, lễ cây lau và lá tía tô sau đó giã nát, vắt lấy nước. Đổ thuốc với đậu xanh vào nồi, thêm nước lã với lượng vừa đủ, ninh nhừ đậu xanh rồi cho trẻ ăn.

Những bài thuốc dân gian này giúp chữa trường hợp dị ứng nhẹ, nặng phải đưa ngay người bệnh tới bệnh viện dùng thuốc dị ứng và điều trị thích hợp. Không nên sử dụng thuốc bừa bãi mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Đọc thêm:

>>> Viêm da dị ứng kiêng ăn gì?

>>> Trẻ nổi mề đay kiêng ăn gì?

>>> Cần làm gì khi gặp triệu chứng ngứa toàn thân

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21