Mề đay có lây không? Cách chữa mề đay tại nhà hiệu quả

Mề đay là “ám ảnh” đối nhiều người bởi những biểu hiện bệnh trên da rất khó chịu, tiềm ẩn nhiều biến chứng và mất thẩm mỹ. Nhiều người thắc mắc liệu mề đay có lây không? Có biến chứng gì nguy hiểm không? Cách điều trị tại nhà thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh mề đay là gì?

Bệnh mề đay xảy ra khi các mao mạch phản ứng với các yếu tố dị nguyên, lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra Histamin gây mẩn ngứa. Vậy những yếu tố nào được xem là dị nguyên?

Nổi mề đay là phản ứng của các mao mạch với các yếu tố gây dị ứng - MỀ ĐAY CÓ LÂY KHÔNG

Nổi mề đay là phản ứng của các mao mạch với các yếu tố gây dị ứng - MỀ ĐAY CÓ LÂY KHÔNG

- Yếu tố cơ địa: Nhiều người sinh ra đã có sẵn cơ địa dễ bị dị ứng với khói bụi, phấn hoa… thậm chí có người xuất bị khó thở, buồn nôn và nổi mẩn toàn thân.

- Thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mề đay. Khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi và bị kích ứng.

- Thay đổi nội tiết tố: đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, tình trạng mề đay rất phổ biến.

- Sức đề kháng kém khiến vi khuẩn, vi nấm xâm nhập vào cơ thể, việc nổi mề đay là khó tránh khỏi.

- Tác dụng phụ do dùng một số loại thuốc kháng sinh.

- Trứng, sữa, hải sản… là những thực phẩm thuộc top dễ gây dị ứng và nổi mề đay hàng đầu.

- Nóng gan, suy giảm chức năng gan khiến độc tố tích tụ trong cơ thể dẫn tới mẩn ngứa, mề đay.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác: bệnh nhân HIV, lupus ban đỏ...

Trường hợp sau khi đã loại trừ các yếu tố trên mà không tìm ra nguyên nhân thì được xếp vào dạng mề đay vô căn tự phát.

Bệnh mề đay có lây không?

Vậy với những nguyên nhân gây bệnh trên thì mề đay có lây không khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân?

Theo các chuyên gia da liễu, mề đay là bệnh lý không có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người sang người. Nếu không chữa trị triệt để, bệnh này sẽ chuyển sang mãn tính chứ không lây nhiễm. Song, mề đay lại có tính di truyền với tỷ lệ khoảng 5 -7%, cao gấp 1.5 – 2 lần so với người bình thường.

Mề đay không lây nhưng có tính di truyền - MỀ ĐAY CÓ LÂY KHÔNG

Mề đay không lây nhưng có tính di truyền - MỀ ĐAY CÓ LÂY KHÔNG

Dù vậy nhưng khi đã có tiền sử bệnh mề đay, cần chủ động phòng bệnh để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như phù mạch, khó thở, sốc phản vệ, nhiễm trùng da do cào gãi quá nhiều…

Xem thêm: Bé bị nổi mề đay khắp người phải điều trị thế nào?

Cách trị bệnh mề đay tại nhà hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây trị mề đay nhanh chóng

Những loại thuốc tân dược thường được kê toa để trị mề đay gồm: Thuốc kháng Histamin, thuốc  chứa Corticoid, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc bôi ngoài da…

Thuốc Tây có ưu điểm là thời gian điều trị nhanh, có thể chỉ sau vài tiếng các triệu chứng mề đay như ngứa ngáy, sưng phù, mẩn đỏ đã cải thiện.

Việc sử dụng thuốc Tây tại nhà cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng và thời gian sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa nếu sử dụng lại nhiều lần có thể nhờn thuốc, hiệu quả giảm dần sau mỗi lần sử dụng.

Sử dụng thuốc Tây trị mề đay nhanh chóng nhưng dễ nhờn thuốc khi dùng lâu dài - MỀ ĐAY CÓ LÂY KHÔNG

Sử dụng thuốc Tây trị mề đay nhanh chóng nhưng dễ nhờn thuốc khi dùng lâu dài - MỀ ĐAY CÓ LÂY KHÔNG

Trị mề đay an toàn từ các bài thuốc lưu truyền dân gian    

Thông thường khi bị mề đay ở mức độ nhẹ, có thể áp dụng một số cách chữa theo dân gian lưu truyền bằng cây lá có sẵn trong vườn nhà:

- Cây rau má: Rau má có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, uống nước rau má hàng ngày giúp giải độc cơ thể và phòng ngừa mề đay hiệu quả.
Có thể phơi khô rau má rồi nấu nước hoặc xay rau má tươi, chắt lấy phần nước uống, phần bã đắp lên vùng da bị mề đay ngày 2 lần.

- Lá khế chua: Nhờ tác dụng kháng khuẩn nên loại lá này đã được Đông y xem là một loại “thần dược” chữa được nhiều bệnh lý ngoài da, trong đó có mề đay mẩn ngứa. Dùng một bó lá khế tươi rửa sạch, đun sôi và cho thêm vài muống muối hạt, sau khi để nguội dùng tắm, lau rửa vùng da bị nổi mẩn do mề đay, kiên trì áp dụng hàng ngày sẽ cho hiệu quả bất ngờ.

- Cây chó đẻ: Loại lá này có tác dụng giải độc gan, tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả. 

Giã nhuyễn một nắm lá cây chó đẻ rồi đắp lên vùng da bị mề đay mỗi ngày 1 lần trong vòng 1 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc chữa bệnh mề đay từ dân gian.

Bài thuốc chữa bệnh mề đay từ dân gian.

Nếu tình trạng mề đay kéo dài, có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể, cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Đọc thêm: 

>>> Chữa mề đay mãn tính bằng đông y như thế nào?

>>> Bệnh mề đay có chữa khỏi được không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status