Trẻ bị bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Làn da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm nên bất cứ lúc nào cũng có thể bị mề đay. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, mề đay nếu kéo dài và tái phát liên tục còn kéo theo nhiều biến chứng. Vậy trẻ bị bệnh mề đay có nguy hiểm không? Làm sao để chữa dứt điểm?

Hiểu mề đay theo cách đơn giản nhất

Để hình thành nên mề đay đòi hỏi nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân bên trong và bên ngoài cơ thể.

Có thể nhận diện mề đay ở trẻ thông qua một số triệu chứng điển hình như:

- Da trở nên ngứa ngáy, sần phù thành từng mảng có kích thước và hình dạng khác nhau. Càng gãi các mảng sần càng lan ra trên diện rộng trên khắp cơ thể.

- Thông thường dấu hiệu đầu tiên của mề đay xuất hiện ở vị trí nhiều dây thần kinh như cổ, lưng, ngực… Sau đó lan sang vùng da xung quanh, càng gãi càng ngứa, càng sưng phù.

- Mề đay nặng có thể kèm theo hiện tượng tức ngực, khó thở do mạch máu bị chèn ép.

Chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường sống cũng có thể khiến trẻ bị mề đay
Chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường sống cũng có thể khiến trẻ bị mề đay

Thông thường trẻ bị mề đay là do dị ứng từ bên ngoài: khói bụi, cặn xà phòng trên quần áo, thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Cũng không ngoại trừ nguyên nhân mề đay do dị ứng đạm trong hản sản, trứng, sữa động vật…

Tham khảo: Da nổi hột như da gà và ngứa có nguy hiểm không?

Biến chứng khôn lường khi trẻ bị mề đay

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn chưa hoàn thiện nên bất cứ một bệnh lý gì cũng có thể gây ra biến chứng, vậy bệnh mề đay có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hiểm tới mức nào?

Biến chứng dinh dưỡng: Khi bị mề đay, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu dẫn tới biếng ăn, bỏ bú, mất ngủ, kéo dài dẫn tới suy nhược cơ thể, cản trở sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.

Biến chứng phù mạch cấp gây ra hiện tượng sưng môi, mí mắt, co thắt thanh quản, khó thở…

Biến chứng nhiễm trùng da: Trường hợp ngứa ngáy dữ dội kéo dài sẽ khiến trẻ cào gãi, chà xát lên da dẫn tới trầy xước, tạo điều kiện để vi khuẩn, virus xâm nhập gây bội nhiễm.

Biến chứng sốc phản vệ nguy hiểm nhất có thể khiến trẻ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Mề đay nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Mề đay nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Chính vì vậy việc nổi mề đay có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng và mức độ bệnh lý. Nếu cha mẹ phát hiện và tìm cách điều trị sớm thì bệnh sẽ không quá nguy hiểm, ngược lại nếu chủ quan sẽ khiến bệnh nặng thêm, tái đi tái lại, nguy cơ biến chứng rất cao.

Đọc thêm: Thuốc trị mề đay mẩn ngứa tốt nhất hiện nay

Phương pháp giúp trẻ thoát khỏi “cơn ác mộng” mề đay

Điều trị mề đay đòi hỏi cha mẹ phải “chiến đấu” lâu dài, kiên trì phối hợp các phương pháp Đông - Tây y kết hợp thì con mới nhanh hết bệnh. 

Tây y làm dịu dấu hiệu mề đay cấp tốc:

Thông thường khi điều trị mề đay bằng Tây y, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng Histamin nhằm cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, khó chịu.

Nếu các dấu hiệu mề đay nặng hơn có thể kết hợp dung thuốc chống viêm chứa thành phần Corticoid nhằm ngăn chặn phản ứng sưng viêm, kháng khuẩn, giúp bệnh nhanh lành hơn.

Tuy nhiên đối với phương pháp này, cha mẹ tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn như táo bón, buồn nôn. Sử dụng thuốc Tây chỉ mang tính chất “chữa cháy”, vì vậy muốn điều trị dứt điểm bệnh này vẫn nên ưu tiên phương pháp từ Đông y an toàn, lành tính hơn.

Sử dụng các loại thuốc kháng Histamine giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu do bệnh mề đay

Sử dụng các loại thuốc kháng Histamine giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu do bệnh mề đay

Thuốc dân gian “đập tan” nỗi lo mề đay ở trẻ

Ngải cứu

Trong lá ngải cứu có chứa các hoạt chất kháng khuẩn như Flavonoid, Adenin…vì vậy được ứng dụng trong y học nhằm tiêu viêm, giải độc, loại bỏ vi khuẩn, nấm…

Dùng lá ngải cứu rửa sạch, đun sôi để nguội rồi tắm cho trẻ sẽ hạn chế các dấu hiệu mề đay nhanh chóng.

Cây cỏ sữa

Đây là loại cây dại phổ biến ở vùng nông thôn, có tác dụng giải độc, tiêu viêm và kháng khuẩn tốt, chính vì vậy chúng được ứng dụng trong điều trị mề đay ở trẻ phổ biến.

Dùng 1 bó cỏ sữa nấu sôi với nước và rửa lên vùng da bị mề đay cho trẻ mỗi tuần 3 – 5 lần mang lại hiệu quả bất ngờ.

Lá trầu không

Lá trầu không nổi tiếng với công dụng điều trị nhiều bệnh lý ngoài da nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và cân bằng độ pH.

Sử dụng nước tắm nấu từ lá trầu không, lau rửa vùng da mề đay cho bé mỗi tuần 3 lần sẽ giúp bé nhanh thoát khỏi cơn “ác mộng” mề đay.

Lá chè xanh

Trong lá chè xanh có chứa EGCG – là hoạt chất chống oxy hóa mạnh và kháng viêm vượt trội. Lá chè xanh cũng được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm vệ sinh da, ngăn ngừa và điều trị mề đay, mẩn ngứa, rôm sảy…

Vò nát chè xanh rồi chắt lấy nước đắp lên vùng da bị mề đay cho bé ngày 2 lần, hoặc dùng nước lá chè xanh đun sôi để nguội tắm cho bé cũng mang lại tác dụng tương tự.

Ngoài những loại lá trên, bạn có thể thay thế bằng tía tô, kinh giới, lá ổi, sài đất… đây là những bài thuốc dân gian trị mề đay an toàn, hiệu quả được các mẹ truyền tai nhau.

Các loại lá dân gian hiệu quả trong điều trị mề đay ở trẻ.

Các loại lá dân gian hiệu quả trong điều trị mề đay ở trẻ.

Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì, nếu tình trạng mề đay kéo dài, ngứa ngáy dữ dội, cần đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo:

>>> Cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả tại nhà

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21