Những việc cần làm ngay khi bị nổi mề đay trên mặt

Ngứa ngáy khó chịu, tự ti về ngoại hình, không dám đối diện với người khác… là những nỗi khổ” mà rất nhiều người từng trải qua khi bị nổi mề đay trên mặt. Muốn chấm dứt tình trạng này, người bệnh cần làm ngay những việc dưới đây.

Nổi mề đay trên mặt – Hiện tượng không hiếm gặp

Nổi mề đay trên mặt là hiện tượng phổ biến, diễn ra ở nhiều đối tượng khác nhau, với triệu chứng: ngứa, nổi mẩn đỏ, khuôn mặt bị sưng phù kèm theo cảm giác buồn nôn, chóng mặt.

Nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải hiện tượng này là do 5 yếu tố sau:

Nổi mề đay trên mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nổi mề đay trên mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau

>>> Tham khảo: Tất tần tật về bệnh mề đay cấp tính

+ Người bệnh bị dị ứng thời tiết: Sự thay đổi thời tiết đột ngột từ lạnh sang nóng và ngược lại là nguyên nhân khiến làn da chưa kịp thời thích nghi, dẫn tới hiện tượng nổi mề đay trên mặt.

+ Người bệnh bị côn trùng cắn: các loại côn trùng như ong, kiến, muỗi, sâu róm… khi cắn/đốt sẽ gây nên hiện tượng ngứa ngáy, ửng đỏ da, phù mạch. Khi gặp phải hiện tượng này cần lập tức xử lý vì một số loài có nộc độc còn gây sốc phải vệ vô cùng nguy hiểm.

+ Người bệnh tiếp xúc với các loại hóa chất: Các loại hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, xà phòng, nước xả vải… là nguyên nhân gây nổi mề đay trên mặt khiến người bệnh vô cùng tự ti.

Phấn hoa, hóa chất là những nguyên nhân gây nổi mề đay trên mặt

Phấn hoa, hóa chất là những nguyên nhân gây nổi mề đay trên mặt

+ Do thực phẩm: Hải sản, trứng, sữa, đồ lên men… là những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, nếu cơ địa người bệnh dễ kích ứng sẽ bị nổi mề đay, ngứa ngáy, ửng đỏ.

+ Di truyền, phấn hoa, lông thú… cũng là những yếu tố gây nên hiện tượng kích ứng, nổi mề đay trên mặt.

>>>> Xem thêm: Mề đay là gì giải đáp thắc mắc về bệnh mề đay

Cách điều trị khi bị nổi mề đay trên mặt

Bất cứ ai khi bị nổi mề đay trên mặt cũng hốt hoảng tìm cách điều trị. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng “trấn an” người bệnh khi cho biết hiện tượng nổi mề đay trên mặt thực tế không khó điều trị, đa phần các trường hợp mắc phải mề đay thứ cấp tức là các triệu chứng chỉ xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày.

Để thúc đẩy nhanh quá trình điều trị, người bệnh nên áp dụng các phương pháp sau. 

Nổi mề đay trên mặt gây phù mạch, sốc phản vệ… cần gặp bác sĩ ngay lập tức

Nổi mề đay trên mặt gây phù mạch, sốc phản vệ… cần gặp bác sĩ ngay lập tức

Trường hợp nặng: Cần đến gặp bác sĩ ngay

Nổi mề đay trên mặt được cho là nặng khi người bệnh xuất hiện dấu hiệu bị phù mạch, suy nhược cơ thể, sốc phản vệ… Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và thực hiện vài xét nghiệm cần thiết tìm nguyên nhân.

Tùy vào nguyên nhân nặng nhẹ khác nhau, người bệnh có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc tây y như: thuốc kháng histamin, thuốc corticosteroid… nhằm ức chế cơn ngứa, loại bỏ mề đay. Người bệnh chú ý không tự ý dùng các loại thuốc này khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn đối với người bệnh.

Trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Trường hợp nhẹ: Có thể tự điều trị tại nhà

Khi chỉ xuất hiện cơn ngứa và nổi sẩn phù trên da, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần tới bệnh viện.

Theo đó, áp dụng phương pháp dân gian như: dùng lá khế nấu nước rửa mặt, chà lô hội lên mặt hoặc nấu rễ cam thảo để uống hàng ngày… sẽ đem lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, giữ cho vùng da mặt luôn sạch sẽ để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm cũng là yếu tố quan trọng để bệnh mề đay nhanh chóng được đẩy lùi. Người bệnh có thể pha Bột tắm Nhân Hưng với nước ấm để vệ sinh da mặt hàng ngày nhằm tăng tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh tái phát người bệnh cần chú ý những điều sau:

+ Tuyệt đối không sử dụng các loại sữa rửa mặt, mỹ phẩm khi đang bị mề đay trên mặt.

+ Kiêng những thực phẩm có tính dị ứng cao như: hải sản, trứng, sữa, thịt bò…

+ Giữ cơ thể đủ ấm khi trời lạnh và làm mát thân nhiệt khi trời nóng.

+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nắng, gió, bụi từ môi trường xung quanh.

Đọc thêm:

>>> Cách chữa mề đay mãn tính bằng đông y

>>> Bệnh mề đay có chữa khỏi được không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status