Tổng hợp Nguyên Nhân Nổi Mề Đay người bệnh cần biết

Hiểu được nguyên nhân nổi mề đay do đâu không chỉ giúp người bệnh tìm được cách điều trị phù hợp mà còn giúp phòng tránh bệnh hiệu quả để không tái phát lại.

85% người bệnh chưa biết tới nguyên nhân gây nổi mề đay

Mề đay là bệnh lý ngoài da rất dễ mắc, đa phần là tình trạng cấp tính chỉ kéo dài khoảng 2-3 tuần, nhưng có tới 85% người bị bệnh không hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó dẫn tới hướng điều trị và phòng ngừa sai cách. Vậy, nguyên nhân nổi mề đay là gì?

1.Yếu tố di truyền

Theo thống kế của Bệnh viện Da liễu TP.HCM, bệnh mề đay có khả năng di truyền qua gen. Nếu cha mẹ, ông bà hay anh chị em trong gia đình có gen trội liên quan tới bệnh mề đay thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân này chiếm 5-7% nhưng vẫn được cho là phổ biến.

2. Yếu tố thực phẩm

Hải sản, trứng, sữa, đậu phộng… là những thực phẩm gây dị ứng

Hải sản, trứng, sữa, đậu phộng… là những thực phẩm gây dị ứng

Với những người có cơ địa dị ứng, những thực phẩm như: tôm, cua, mực, đồ tanh, đậu phộng, trứng, sữa, đạm bò… sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh mề đay. Mặt khác, các loại trái cây có tính nóng như: mít, vải thiều, nhãn, dứa… cũng sẽ gây nên hiện tượng ngứa ngáy, nổi mẩn. Hiện tượng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, từ vài giờ tới vài ngày.

Xem thêm: Trẻ nổi mề đay có được tắm không?

3. Yếu tố thời tiết

Nhiệt độ thời tiết lúc nóng, lúc lạnh đột ngột cũng là nguyên nhân bị nổi mề đay do hệ thống miễn dịch sản sinh quá mức các histamin. Các triệu chứng điển hình của dị ứng thời tiết bao gồm: mẩn ngứa, phù nề và lan rộng ra toàn thân. Triệu chứng tuy không nặng nhưng sẽ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.

Các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng histamin tổng hợp… làm tăng nguy cơ nổi mề đay

Các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng histamin tổng hợp… làm tăng nguy cơ nổi mề đay

Chi tiết: Dị ứng thời tiết nổi mề đay

4. Do người bệnh sử dụng thuốc

Nguyên nhân này không hiếm, nếu người bệnh đang sử dụng các loại thuốc như: thuốc chống viêm không chứa vitamin và steroid; thuốc chống sốt rét; thuốc kháng histamin tổng hợp… sẽ chứa các chất gây dị ứng, kèm theo những dấu hiệu sưng nhẹ các khớp, nổi hạch, đau và có thể sốt nhẹ.

Côn trùng đốt gây mề đay

Côn trùng đốt gây mề đay

5. Côn trùng đốt, phấn hoa, hóa chất…

Đôi khi, mề đay cũng là phản ứng của cơ thể trước nguy cơ bị côn trùng đốt, hay dị ứng với phấn hoa, hóa chất có trong xà phòng, nước xả vải, nước hoa, lông động vật (chó, mèo)… 

Người bệnh cần hết sức thận trọng bởi côn trùng có nọc độc đốt sẽ gây nên hiện tượng sưng đau, viêm, phù nề, khi các triệu chứng không thuyên giảm cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Mề đay do virus, ký sinh trùng 

Mề đay do virus, ký sinh trùng

6. Do virus, vi khuẩn, do nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Nếu người bệnh mắc phải bệnh liên quan tới viêm gan siêu vi B, C, các bệnh tai-mũi-họng cũng là nguyên nhân bị nổi mề đay.

Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng đường ruột như ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) sẽ tạo nên những nốt u sần dưới da, lâu dần tạo nên một khối phù nề làm tổn thương tới hệ thần kinh và khiến người bệnh xuất hiện dấu hiệu nổi mẩn ngứa, mề đay trong giai đoạn đầu.

7. Do tự phát

Ngoài 6 nguyên nhân trên vẫn có một bộ phận nhỏ người bệnh bị mắc mề đay tự phát mà không do bất cứ nguyên nhân nào khác.

Thông thường những trường hợp này việc điều trị sẽ khó khăn hơn, thậm chí phải chấp nhận sống chung với bệnh cả đời.

Đọc thêm: Bị nổi mề đay vào buổi tối người bệnh cần làm gì?

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh mề đay

Để điều trị bệnh mề đay, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp phù hợp 

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng là cách tốt nhất để phòng ngừa mề đay

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng là cách tốt nhất để phòng ngừa mề đay

+ Nếu nguyên nhân nổi mề đay là do thực phẩm, người bệnh hãy kiêng tuyệt đối các loại hải sản, trứng, sữa, đậu phộng… và các thực phẩm khác có khả năng gây dị ứng.

+ Nổi mề đay do thời tiết: Luôn chú trọng giữ gìn thân thể, tránh để thân nhiệt thay đổi đột ngột, nóng quá hoặc lạnh quá, không nên tắm bằng nước quá nóng và tắm quá lâu.

+ Nếu người bệnh đang sử dụng các nhóm thuốc có khả năng gây dị ứng, mề đay hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi được chỉ định dùng các loại thuốc mới.

+ Hãy thận trọng với các loại côn trùng xung quanh khu vực sống, đồng thời tránh xa các dị nguyên đường hô hấp có khả năng gây dị ứng.

+ Nếu do virus, vi khuẩn… hãy tìm đến bác sĩ và điều trị khỏi các căn bệnh đó trước nhé.

Bên cạnh đó, việc giữ gìn thân thể sạch sẽ bằng cách tắm hàng ngày với Bột tắm Nhân Hưng sẽ là phương pháp điều trị hiệu nghiệm.

Sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, nổi bật với công dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, rát, nổi sẩn phù do mề đay gây ra.

Người bệnh cũng đừng quên nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ trong những trường hợp khẩn cấp.

Tham khảo:

>>> Cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian

>>> Bệnh mề đay có lây không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21