Có hay không cách trị mề đay tận gốc không gây tái phát?

Để tìm ra cách trị mề đay tận gốc rất nhiều người phải “lao tâm khổ tứ” áp dụng đủ phương pháp từ đông y tới tây y. Tuy nhiên, cho tới nay việc điều trị mề đay mới chỉ dừng lại ở cách trị triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân, rất khó để điều trị tận gốc không gây tái phát.

Mề đay là bệnh viêm da dị ứng hay tái phát

Trước khi tìm cách trị mề đay tận gốc, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh do đâu.

Theo y học hiện đại, mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám sẩn nhiều hoặc ít, không đều có màu hồng hoặc xanh trắng. Mề đay gây ngứa ngáy khó chịu vô cùng nhưng đa phần sẽ tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Theo thống kê, khoảng 20% dân số mắc phải bệnh mề đay.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay là do những yếu tố dị nguyên với chất gây dị ứng tác động trực tiếp tới cơ thể như: thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng…

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng phụ nữ thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới do cơ thể phụ nữ nhạy cảm, dễ bị tác động từ bên ngoài dẫn tới hệ miễn dịch kém, chức năng gan thận không tốt.

Mề đay là bệnh lý ngoài da thường xuyên tái phát

Mề đay là bệnh lý ngoài da thường xuyên tái phát

Mặc dù bệnh mề đay không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ngứa ngáy khó chịu, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cuộc sống của người bệnh.

Bất tiện là vậy nhưng đến nay chưa có cách trị mề đay tận gốc, các phương pháp hiện tại chỉ dừng lại ở việc điều trị triệu chứng (phương pháp dân gian, thuốc tây y kháng histamin) và loại bỏ nguyên nhân (có những trường hợp không thể loại bỏ được nguyên nhân do xuất phát từ cơ địa người bệnh).

Đó cũng là vòng luẩn quẩn khiến bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần khi người bệnh gặp phải những yếu tố thuận lợi như: thời tiết thay đổi đột ngột (từ nóng sang lạnh và ngược lại); do ăn phải thực phẩm có khả năng gây dị ứng; do hít phải phấn hoa; tiếp xúc với hóa chất có trong xà phòng, sữa tắm, nước xả vải…

>>> Đọc thêm: Trẻ nổi mề đay có được tắm không?

Có hay không cách trị mề đay tận gốc?

Như đã nói, các phương pháp điều trị mề đay hiện thời chỉ có thể loại bỏ được triệu chứng hoặc hạn chế nguyên nhân gây bệnh, rất khó để tìm ra cách trị mề đay tận gốc.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà người bệnh chấp nhận sống chung với bệnh cả đời, theo các chuyên gia nếu áp dụng những phương pháp sau người bệnh có thể sẽ loại bỏ được bệnh mề đay tận gốc, không gây tái phát.

Thuốc tây y trị mề đay cần theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc tây y trị mề đay cần theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc tây y

Thuốc tây y có tác dụng làm giảm, ngăn chặn histamine có trong cơ thể người bệnh, từ đó các triệu chứng của dị ứng được ngăn lại
Các thuốc kháng histamin thường được sử dụng như: Fexofenadine, Loratadin hoặc thuốc Cetirizine… Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này người bệnh cần chú ý vì có thể gây buồn ngủ hoặc gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn.

Trong những trường hợp bệnh mề đay diễn biến nặng như gây phù mạch, sốc phản vệ…người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng các loại thuốc corticosteroid hoặc prednisone. 

Đối với các loại thuốc tây y, người bệnh không nên tự ý điều trị mà cần dùng theo đơn chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây nên những biến chứng khó lường nếu sử dụng sai cách hoặc sử dụng trong thời gian dài.

Lá khế, lá kinh giới, gừng trị mề đay mẩn ngứa rất hiệu quả

Lá khế, lá kinh giới, gừng trị mề đay mẩn ngứa rất hiệu quả

>>> Tìm hiểu: Bị nổi mề đay vào buổi tối cần làm gì?

Áp dụng bài thuốc dân gian

Mặc dù không phải là cách trị mề đay tận gốc nhưng các bài thuốc dân gian vẫn được người bệnh tin tưởng lựa chọn khi giúp loại bỏ được triệu chứng của bệnh, đồng thời yếu tố an toàn cao, khả năng gây biến chứng thấp.

Theo đó, người bệnh có thể áp dụng các loại lá tắm dân gian sau:

+ Lá khế: Theo đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện nên rất thích hợp để chữa các chứng mề đay mẩn ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt. 

Lá khế trị mề đay có thể được sử dụng theo 3 cách: 

1.Dùng lá khế rang héo, chà xát lên vùng da bị mề đay.

2.Dùng lá khế vò nát cho vào đun nồi đun cùng 2 lít nước, sau đó dùng nước này để tắm.

3.Dùng lá khế, vỏ, rễ đem sắc lấy nước uống hàng ngày.

+ Lá kinh giới: Lá kinh giới rửa sạch, vò nát chà nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa.

+ Gừng: Gừng rửa sạch, thái sợi đun cùng giấm và đường phèn tới khi cô đặc lại. Dùng nước này để uống khi còn ấm.

Bột tắm Nhân Hưng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa hiệu quả

Bột tắm Nhân Hưng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa hiệu quả

Tắm hàng ngày với Bột tắm Nhân Hưng

Được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên quý hiếm, Bột tắm Nhân Hưng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn đỏ và làm sạch da vô cùng hiệu quả. Sản phẩm không chứa hóa chất, không Corticoid nên rất an toàn với làn da trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.

Để đem lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên pha 2 gói Bột tắm Nhân Hưng với 5-7 lít nước ấm và tắm hàng ngày, không cần tắm tráng lại. Bột tắm Nhân Hưng giúp giảm ngứa và hỗ trợ điều trị giúp người bệnh bớt khó chịu khi bị nổi mề đay.

Tham khảo:

>>> Nổi mẩn ngứa thành từng mảng là bệnh gì?

>>> Những điều cần biết về dị ứng thời tiết nổi mề đay

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status