Trẻ em là đối tượng rất dễ bị dị ứng khi hệ miễn dịch của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Trong đó, bệnh lý nổi mề đay do dị ứng ở trẻ đang rất phổ biến, đặc biệt là trong những khoảng thời gian chuyển mùa hoặc tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng nổi mề đay khắp người, do đó bố mẹ cần chủ động quan sát, tìm hiểu và xác định nguyên nhân cụ thể để có phương án điều trị kịp thời cho trẻ.
Dị ứng nổi mề đay là triệu chứng thường thấy ở trẻ sơ sinh
Mề đay là một dạng bệnh da liễu rất phổ biến cả ở người lớn và trẻ nhỏ, các nốt sần mề đay được tạo ra khi cơ thể phản ứng quá mức với nhiều tác nhân khác nhau, làm sản sinh một lượng lớn các chất có tên là histamine, hình thành các nốt mề đay trên da gây ngứa ngáy rất khó chịu. Trong đó, trẻ em là đối tượng rất dễ xảy ra biến chứng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời hoặc bệnh sẽ tái đi tái lại.
1. Trẻ bị dị ứng nổi mề đay do di truyền:
Nếu bố hoặc mẹ của trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng nổi mề đay thì khả năng đến 80% trẻ sinh ra sẽ có cơ địa mẫn cảm như thế. Với yếu tố này rất khó có thể phòng ngừa cho trẻ từ đầu mà chỉ có cách giúp trẻ hạn chế các tác động của bệnh bằng các phương pháp điều trị thích hợp.
2. Dị ứng nổi mề đay do thời tiết:
Thời điểm giao mùa trong năm là khoảng thời gian rất khó chịu khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi một cách đột ngột, người lớn thường sẽ dễ thích nghi hơn khi hệ miễn dịch đã hoàn thiện, còn đối với trẻ em thì thay đổi về nhiệt độ rất dễ dẫn đến các chứng bệnh về hô hấp và dị ứng da mà nổi bật là nổi mề đay ở trẻ em.
3. Nổi mề đay do dị ứng với nọc độc côn trùng cắn, chích:
Bản thân các loại côn trùng thường có sự kí sinh của một số loại vi trùng, vi khuẩn có hại. Cho nên khi trẻ bị các loại côn trùng cắn, chích thì có khả năng trẻ sẽ bị các loại vi khuẩn, vi trùng này xâm nhập, tạo ra các kích thích khiến histamine được hình thành bất thường gây ra hiện tượng nổi mề đay ở trẻ em.
4. Nổi mề đay do dị ứng với thức ăn và sữa mẹ:
Ở một số trẻ em có cơ thể nhạy cảm với một số thực phẩm nhất định, thông thường có thể kể đến như sau: thực phẩm giàu đạm (thịt, trứng,…), hải sản, hoa quả,… Nếu trẻ bắt đầu ăn dặm thì khả năng bị dị ứng rất cao hoặc khi trẻ còn bú mẹ, mẹ ăn các loại thực phẩm này thì khả năng trẻ bị dị ứng cũng rất cao.
Dị ứng với thức ăn và sữa mẹ là loại dị ứng thường gặp nhất
Xem thêm: Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
5. Dị ứng nổi mề đay do tác dụng phụ của thuốc:
Tuỳ từng cơ địa và độ tuổi của trẻ, trẻ sẽ có những phản ứng khác nhau khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, vắc xin phòng bệnh,… Cần quan sát kĩ trẻ sau khi sử dụng các loại thuốc này, đặc biệt là sau khi tiêm phòng để có những phản ứng kịp thời, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Hiện nay, không có bất kì loại thuốc hay vắc-xin nào có thể trị dứt một lần các triệu chứng trẻ bị dị ứng nổi mề đay khắp người, cách duy nhất là xác định, hạn chế tiếp cận và sử dụng các sản phẩm làm giảm triệu chứng nổi mề đay để trẻ bớt khó chịu. Nổi bật hiện nay là dòng bột tắm thảo dược thiên nhiên dành cho trẻ em, có tác dụng làm sạch dịu làn da mỏng manh của trẻ, bổ sung dưỡng chất cần thiết để làn da của trẻ chắc khoẻ và chống lại các bệnh lý ngoài da hiệu quả.
Tham khảo:
>>> Trẻ nổi mề đay có được tắm không?
>>> Cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả cho trẻ