Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp ở những bé bị còi xương, chậm phát triển chiều cao, thiếu hút vitamin D do đó chân tóc yếu và dễ rụng làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tuy nhiên có nhiều mẹ lại không hề biết rụng tóc vành khăn là gì, nguy hiểm ra sao nên thường chủ quan bỏ qua.
Vì sao trẻ sơ sinh rụng tóc hình vành khăn?
Các chuyên gia y tế cho rằng rụng tóc vành khăn ở trẻ chính là hiện tượng tóc của trẻ bị rụng nhiều ở phần phía sau gáy và tạo thành hình vành mũ ở xung quanh đầu. Chính vì thế mà người ta hay gọi là bị rụng tóc vành khăn.
Hiện tượng rụng tóc vành khăn chủ yếu bắt gặp ở những bé bị bệnh còi xương do thiếu hụt vitamin D. Một khi bị thiếu vitamin D chân tóc sẽ yếu và rất dễ rụng. Hơn nữa phần đầu của bé lại thường tiếp xúc với gối, giường nên khi cọ xát xuống sẽ bị rụng.
Rụng tóc vành khăn ở trẻ sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng, còi xương.
Theo số liệu thống kê và khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ khoảng 10 trẻ thì có đến 3 trẻ là bị rụng tóc vành khăn với biểu hiện rụng tóc sau gáy. Nếu tình trạng này là do bé bị thiếu hụt dinh dưỡng để kéo dài sẽ gây suy dinh dưỡng, xòi xương và ảnh hưởng quá trình phát triển của bé.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh, bao gồm các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Bao gồm:
+ Do trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là vitamin D. Đây là loại vitamin quan trọng có vai trò giúp tóc, xương và răng phát triển khoẻ mạnh. Nhưng nếu bé thiếu vitamin D sẽ khiến tóc dễ gãy rụng, xương yếu và chậm mọc răng.
+ Việc bé bị thiếu các chất như vitamin B12, vitamin C, sắt, kẽm, canxi… cũng là lý do dẫn đến rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ mà mẹ nên biết.
+ Do trẻ nằm sai tư thế, bé nằm quá nhiều hoặc đội mũ lâu. Vì thế mà làm cọ xát nhiều hơn, da đầu trẻ dễ bị bí và sinh ra nhiều mồ hôi, tạo cơ hội để cho vi khuẩn và nấm sinh sôi phát triển, dẫn đến nấm da đầu và gây rụng tóc hình vành khăn ở trẻ.
Rụng tóc hình vành khăn ở trẻ chủ yếu do thiếu vitamin D, canxi, sắt, kẽm…
+ Do tóc bé mỏng mà bé lại nằm ngửa nhiều, vùng đầu phía sau tiếp xúc trực tiếp với bề mặt mặt gối lâu ngày khiến cho tóc khó mọc hơn. Nhất là với những bé có sợi tóc mảnh mai và dễ rụng thì càng dễ bị rụng tóc vành khăn hơn.
Xem thêm: Trẻ bị rụng tóc là thiếu chất gì?
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn
Biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị rụng tóc vành khăn đó là bé bị mất hết cả chân tóc ở khu vực phía sau gáy. Chỗ rụng tóc đó sẽ lộ ra và tạo thành hình vành khăn, điều này mẹ hoàn toàn có thể quan sát được thông qua mắt thường.
Bên cạnh đó trẻ còn có những biểu hiện khác kèm theo như bé thường xuyên quấy khóc vào ban đêm, bé khó ngủ, ra nhiều mồ hôi và rất lười vận động.
Không những vậy các bé mà bị rụng tóc vành khăn do sự thiếu hụt dinh dưỡng cũng thường rất chậm biết lẫy, bò, chậm ngồi, chậm đi và chậm mọc răng.
Cách khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ
- Mẹ lưu ý không nên để bé nằm quá nhiều và cũng không nên để con ở trong nhà quá lâu trong những tháng đầu đời. Mẹ nên ưu tiên bế bé nhiều hơn, thay đổi tư thế nằm cho bé, cho bé ra ngoài nhiều hơn để tránh gây rụng tóc.
- Tắm nắng cho bé khoảng 5-7 phút mỗi ngày, nên tắm vào khoảng lúc 9-10h sáng để tổng hợp được nhiều vitamin D, giúp tóc mọc nhanh và chắc khoẻ hơn.
Cho bé tắm nắng mỗi ngày để tránh rụng tóc.
- Bổ sung vitamin D, canxi, sắt, kẽm cho bé thông qua thực phẩm. Nên ăn nhiều sữa, trứng, tôm, cua và cá để thay đổi chất lượng sữa giúp sữa mẹ có hàm lượng canxi cao hơn để con có đủ dưỡng chất phát triển.
- Một số thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ còi xương mẹ cũng có thể tham khảo để sử dụng cho con.
Ngoài ra nếu hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn nghiêm trọng và kéo dài thì mẹ hãy cho bé đi khám tại bệnh viện. Rất có thể do bé bị còi xương nên cần phải được điều trị với một phác đồ hiệu quả hơn.
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có sao không?