Thực đơn ăn dặm theo từng giai đoạn cho bé mà mẹ cần biết

Điều mà các bà mẹ phân vân nhất khi con yêu bước vào giai đoạn ăn dặm đó chính là thực đơn ăn dặm. Bởi họ muốn con mình phát triển một cách tốt nhất nhưng lại thiếu kinh nghiệm chưa biết xây dựng thực đơn đa dạng và chuẩn xác. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này hãy đọc thực đơn trong từng giai đoạn ăn dặm của bé trong bài viết sau.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng đến 7 tháng

Sau thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời bé bắt đầu có nhu cầu làm quen với những loại thực phẩm khác. Đây mới là giai đoạn tập làm quen chính vì thế thực đơn cho bé mới ăn dặm nên bắt đầu bằng cháo loãng xay nhuyễn hoặc bột ăn dặm. Các tuần tiếp theo có thể thêm vào thực đơn cho bé tập ăn dặm các loại củ quả mềm, dễ tiêu hóa như mồng tơi, rau đay, bí đỏ…

Thực đơn tập ăn dặm cho bé là cháo loãng xay nhuyễn hoặc bột ăn dặm
Thực đơn tập ăn dặm cho bé là cháo loãng xay nhuyễn hoặc bột ăn dặm

Khi chế biến các nguyên liệu bạn cũng nên chế biến các nguyên liệu mềm, mịn, dễ ăn. Và bạn cũng không nên tìm các thực đơn ăn dặm cho bé tăng cân vào giai đoạn này bởi bữa ăn chỉ là phụ, sữa mẹ vẫn là thực phẩm chính cung cấp toàn bộ nhu cầu năng lượng và dưỡng chất cho sự phát triển của bé.

Mẹ cũng nên cho bé ăn từng chút một và chú ý thử từng loại thức ăn một trong hai tuần đầu tiên để phát hiện ra bé có dị ứng với loại thức ăn nào không?

Xem thêm: Công thức ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm từ 7 tháng – 9 tháng cho bé

Từ 7 đến 9 tháng tuổi bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Bé cũng đã quen với việc ăn dặm và đã hình thành phản xạ nhai nuốt. Hệ tiêu hóa của bé cũng đã hoàn thiện hơn vì thế có thể tiêu thụ những loại thức ăn đặc hơn một chút. Mẹ có thể tăng số lượng bữa ăn lên 2 bữa/ ngày.

Thực đơn ăn dặm của bé cần phải tăng thêm chất đạm, các vitamin và chất khoáng. Chính vì thế bên cạnh sữa, trẻ cần được bổ sung thêm trái cây, rau quả, cơm nghiền nhuyễn, thịt xay và một số loại thực phẩm mềm khác.

Khi chế biến thức ăn mẹ có thể tăng độ thô dần lên để bé tập làm quen với phản xạ nhai. Nên chú ý giữ nguyên vị của thức ăn tự nhiên, không nêm thêm bất kỳ gia vị nào khi nấu ăn.

Xem thêm: Lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Thực đơn cho bé ăn dặm từ 9-12 tháng tuổi

Từ 9 đến 12 tháng tuổi mẹ nên tăng số lượng bữa ăn lên 3 bữa /ngày. Thức ăn của bé mẹ có thể chế biến đặc hơn và tăng độ thô lên. Nhiều loại thức ăn của bé mẹ có thể thái nhỏ tuy nhiên vẫn nên chế biến mềm để cho trẻ làm quen. Mẹ cũng có thể tập thêm các món ăn dạng khối cần phải cắn, xé nhỏ… để bé tăng khả năng nhai nuốt và xử lý thức ăn.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 - 12 tháng tuổi có thể tăng thêm độ thô để bé tập nhai nuốt
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 - 12 tháng tuổi có thể tăng thêm độ thô để bé tập nhai nuốt

Thực đơn ăn dặm cho bé trong thời gian này cần tăng thêm thức ăn nhóm bột đường để đủ chất cho hoạt động cơ bắp của trẻ trong những hoạt động như bò, tập đi, sử dụng các ngón tay… Mẹ vẫn nên bổ sung sữa cho con tuy nhiên nên dành 50% tổng khẩu phần ăn của bé mỗi ngày cho những loại thực phẩm khác.

Tìm hiểu: Thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi

Thực đơn cho bé từ 13-23 tháng tuổi

Ở giai đoạn này con hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn là chủ yếu, sữa mẹ chỉ cung cấp một lượng nhỏ dinh dưỡng cho con do đó các bữa ăn có thể chia làm 3 bữa chính và có các bữa phụ đi kèm. Các bữa phụ các mẹ nên cho bé uống sữa, ăn các loại sữa chua. Điều mẹ cần làm trong giai đoạn này chính là mở rộng thực đơn cho trẻ để giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với bữa cơm chung của gia đình.

Mở rộng thực đơn cho trẻ để giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với bữa cơm chung của gia đình.
Mở rộng thực đơn cho trẻ để giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với bữa cơm chung của gia đình.

Giai đoạn này trẻ có nhiều hoạt động thể chất hơn và hệ thần kinh gia tăng khả năng học hỏi và hoạt động, nên nhu cầu chất bột đường tiếp tục tăng thêm. mẹ sẽ cảm thấy bé hơi khó chấp nhận những mùi vị thức ăn mới. Chính vì thế mẹ cần tạo sự hấp dẫn trong bữa ăn bằng cách chế biến đa dạng.

Điều quan trọng là mẹ cần phải theo dõi sự phát triển và thay đổi trong nhu cầu của con để điều chỉnh thực đơn ăn dặm cho phù hợp với độ tuổi của trẻ. Có như thế bé mới có thể có hứng thú hơn trong ăn uống và phát triển tốt hơn.

Đọc thêm:

> Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Trẻ bao nhiêu tháng thì ăn dặm?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status