Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ là hiện tượng bất thường khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy thì nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ là do đâu? Đây là dấu hiệu của bệnh lý gì, có nguy hiểm hay không? Điều trị như thế nào để trẻ mau khỏi?
Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng thở khò khè là khi bé thở sẽ phát ra những tiếng khò khè. Mẹ có thể áp tai vào gần miệng hay là mũi của bé là sẽ nghe rõ được tiếng khò khè đó, nhất là khi bé ngủ thì tiếng thở lại càng rõ ràng hơn, nghe như tiếng ngáy nhẹ.
Số liệu thống kê cho thấy, có tới 30-40% trẻ sơ sinh bú mẹ đều có triệu chứng này, đặc biệt là trong lúc ngủ. Với những bé bị nặng thì bạn có thể nghe rõ âm thanh từ xa.
Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ có thể do hen suyễn, ngủ không đúng tư thế, viêm phế quản, dị ứng,...
Tổng hợp nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ:
- Do trẻ bị bệnh hen suyễn bẩm sinh: đây là căn bệnh khi sinh ra bé đã mắc phải, vì thế chỉ cần thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do tiếp xúc với các tác nhân như khói bụi, không khí ngạt… thì lập tức sẽ khiến tình trạng hen suyễn nặng hơn, khiến bé bị thở khò khè.
- Do trẻ nằm ngủ không đúng tư thế: cho bé ngủ sai tư thế như nằm úp lưng hay gối quá cao đầu cũng chèn ép vào đường thở và khiến trẻ phát ra tiếng khò khè khi thở.
- Do bị mềm sụn thanh quản: đây là tình trạng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh sinh non hoặc do các bé đang bị một tổn thương nào đó ở đường hô hấp gây ra. Bên cạnh đó nếu vùng thanh quản của bé mà bị chèn ép bởi các mạch máu lớn cũng là nguyên nhân khiến cho bé thở khò khè khi ngủ mà các mẹ cần nắm được.
- Do trẻ bị dị ứng: Phấn hoa, lông vũ, lông chó mèo, hóa chất làm hệ thống miễn dịch phản ứng khiến cho đường hô hấp bị thu hẹp. không khí bị ép xuyên qua không gian nhỏ hơn và gây ra tiếng thở khò khè
- Trào ngược dạ dày cũng tạo ra những tiếng khò khè khi ngủ do các dịch đờm bám ở cổ họng. Axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản hoặc trào ngược lên đường dẫn thức ăn. Trong đó một lượng nhỏ chất lỏng có thể bị hít vào phổi, vì thế mà gây kích ứng và làm sưng các đường hô hấp nhỏ, là nguyên nhân khiến bé thở khò khè
- Do bị viêm thanh khí phế quản cấp tính: trẻ sơ sinh có thân nhiệt nhạy cảm nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, ví dụ như viêm thanh quản. Khi mắc bệnh này bé sẽ có biểu hiện thở khò khè, bé ho nhiều và thường bị có dịch đờm ở cổ.
- Do bị bệnh viêm amidan cấp tính: lúc này bé sẽ có triệu chứng bị hò kèm theo đờm, có dấu hiệu sưng phù ở họng và có tiếng thở lạ khi ngủ.
- Một số bệnh thông thường như cảm cúm, sốt do virus khi bệnh tiến triển nặng hơn bé có thể bị tiết dịch nhày gây bít tắc, nghẹt mũi, sự tăng tiết đờm dịch gây ra cũng làm cho trẻ khó thở dẫn tới bé bị khò khè.
- Ngoài ra bé sơ sinh thở khò khè khi ngủ còn có thể là do dị ứng, do viêm mũi, viêm họng có đờm, do các bệnh xơ sợi bẩm sinh hoặc khối u ở phổi…
Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì những hệ quả do triệu chứng này gây ra là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của bé.
Chính vì thế cần phải chủ động tìm cách xử lý càng sớm càng tốt, tránh kéo dài sẽ gây biến chứng.
Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé, vệ sinh sạch sẽ mụi họng cho bé trước khi cho bé ngủ
Đọc thêm: Cách xử lý khi bé bị sặc sữa thở khò khè
Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ phải làm sao?
- Mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý. Qua đó tránh gây ứ đọng dịch nhầy trong khoang mũi, giúp vùng mũi được thông thoáng, để giúp bé dễ thở hơn và dễ chịu hơn. Mẹ có thể dùng lọ nước muối sinh lý để nhỏ mũi, cho trẻ nằm nghiêng rồi nhỏ 2-3 giọt vào từng bên mũi.
- Đảm bảo cho bé ngủ đúng tư thế, không cho nằm gối cao, không được nằm sấp khi ngủ, không đắp chăn quá mũi của bé.
- Giữ không gian sống luôn sạch sẽ và trong lành, không để thú nuôi trong nhà, tránh làm ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ.
- Mẹ cũng có thể thoa một chút tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé trước khi đi ngủ để giữ ấm cho bé. Hoặc cho một ít tinh dầu vào nước để tắm cho bé.
Giữ ấm cổ, chân, bụng cho bé để tránh các bệnh về hô hấp, cảm lạnh để bé ngủ sâu giấc
Tuy nhiên với những trường hợp trẻ thở khò khè khi ngủ nặng, ra nhiều đờm, thở dốc, da mặt tím tái, bỏ ăn mất ngủ…thì cha mẹ cần phải đưa bé tới gặp bác sỹ ngay để được kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
>>> Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình? mẹ nên làm gì
>>> Bé bị ra mồ hôi trộm khi ngủ và những biến chứng
>>> Mẹo rèn trẻ ngủ xuyên đêm đơn giản
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn